Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Liệu rách sụn chêm đầu gối có nguy hiểm không?

Ngày 10/07/2022
Kích thước chữ

Chấn thương khi chơi thể thao hay do tai nạn là những điều không ai mong muốn nhưng cũng không thể tránh khỏi. Đa phần người bị ngã, tai nạn giao thông hay chơi thể thao đều gặp một vấn đề chung đó chính là rách sụn chêm đầu gối. Vậy, rách sụn chêm đầu gối có nguy hiểm không.

Khớp gối là bộ phận mang trọng trách khá to lớn bởi nó nâng đỡ cả cơ thể nhưng lại dễ bị tổn thương. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu và giải đáp cho câu hỏi liệu rách sụn chêm đầu gối có nguy hiểm không để bản thân có những cách phòng tránh, chữa trị kịp thời và thích hợp khi không may bị rách sụn chêm.

Tìm hiểu về tình trạng rách sụn chêm

Cấu tạo của sụn chêm

Liệu rách sụn chêm đầu gối có nguy hiểm không1
Sụn chêm gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài

Sụn chêm bao gồm sụn chêm ngoài và sụn chêm trong, có hình bán nguyệt, nằm ở giữa xương chày và xương đùi. Sụn chêm có nhiệm vụ bảo vệ sụn khớp của xương chày và xương đùi, tạo nên sự vững chắc cho khớp gối.

  • Sụn chêm ngoài: Hình chữ O và nằm bên ngoài khớp.
  • Sụn chêm trong: Hình chữ C và nằm bên trong khớp, có chiều dài khoảng 5 - 6 cm.

Bởi khớp gối chịu toàn bộ lực, nâng đỡ cho cơ thể, sụn chêm ngoài tạo nên sự vững chắc cho khớp gối thì còn có một vài vai trò khác như:

  • Hấp thụ và phân tán đều lực, giảm xóc.
  • Lấp đầy khe khớp gối, tránh cho hoạt mạc bị kẹt vào kẽ khớp, bao khớp.
  • Trải đều dịch bôi trơn, nuôi dưỡng sụn khớp, tạo sự tương hợp giữa 2 mặt tiếp xúc.

Rách sụn chêm là gì?

Tình trạng rách sụn chêm không hề hiếm gặp, thường xảy ra sau khi đá bóng, tập luyện thể thao, tai nạn hoặc bị ngã. Sụn chêm có thể bị rách ở nhiều vị trí khác nhau như rách sụn ngoài - trong, rách vùng sau - vùng trước, rách vùng vô mạch hoặc nhiều mạch,...

Hình thái của vết rách cũng sẽ ngang, dọc,... khác nhau. Ngoài ra, ở người cao tuổi, rách sụn chêm còn do thoái hóa, rách sụn chêm còn kèm theo bong và mòn sụn khớp.

Rách sụn chêm đầu gối có nguy hiểm không?

Dấu hiệu khi rách sụn chêm

Liệu rách sụn chêm đầu gối có nguy hiểm không2
Người bệnh sẽ cảm thấy đau, kẹt cứng đầu gối khi bị rách sụn chêm

Sau khi bị rách sụn chêm khoảng 2 - 3 ngày người bệnh mới có thể cảm nhận được các triệu chứng như:

  • Khó co duỗi khớp gối, khớp gối bị kẹt.
  • Sưng và đau đầu gối.
  •  Sụn vừa rách nghe như có tiếng nổ.
  • Việc vận động, đi lại gặp khó khăn.
  • Đau khi nhấn tay vào khe của khớp gối.
  • Khớp phát ra tiếng lục cục khi vận động.

Khi mới bị chấn thương, người bệnh vẫn có thể hoạt động, đi lại bình thường, chỉ 2 - 3 ngày sau tình trạng vết rách trở nên nặng hơn mới có thể cảm nhận được.

Rách sụn chêm có nguy hiểm không?

Rách sụn chêm đầu gối nguy hiểm hay không sẽ tùy thuộc vào vị trí, tình trạng của vết rách và thể chất của người bệnh. Trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tự phục hồi sau khi có thời gian nghỉ ngơi, điều dưỡng hợp lý. Nếu như nặng hơn, người bệnh sẽ cần can thiệp đến phương pháp phẫu thuật. Dẫu vậy, người bệnh không nên quá lo lắng bởi đây là ca phẫu thuật khá đơn giản, ít rủi ro, người bệnh chỉ cần có một tâm lý thoải mái, kết hợp các phương pháp điều trị khác và nghỉ ngơi hợp lý, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Phương pháp điều trị rách sụn chêm

Sẽ có hai phương pháp là phương pháp điều trị không phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật. Ở phương pháp không phẫu thuật, người bệnh sẽ làm các bước như sau:

  • Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh làm vết rách thêm nghiêm trọng, sử dụng các thiết bị, dụng cụ y tế, đai nẹp, đai đeo đầu gối khi cần thiết.
  • Để ngăn đầu gối sưng và mất máu cần băng ép lại vị trí rách sụn chêm khớp gối.
  • Sử dụng nẹp gối dài để hạn chế gây tổn thương cho khớp gối.
  • Chườm lạnh thường xuyên.
  • Nâng cao chân, khi nằm để vị trí chân cao hơn tim.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, thực phẩm hỗ trợ, tập các bài vật lý trị liệu với cường độ luyện tập hợp lý, đều đặn.

Còn ở phương pháp phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cắt bỏ hoàn toàn hoặc cắt bỏ 1 phần sụn chêm bị tổn thương, ngoài ra còn có khâu sụn chêm bằng phương pháp nội soi. Dù là phương pháp nào, người bệnh cũng luôn cần lưu ý, tránh vận động mạnh, dừng luyện tập, chơi thể thao và nghỉ ngơi để sụn khớp không bị tổn thương thêm.

Chăm sóc phục hồi rách sụn chêm khớp gối

Liệu rách sụn chêm đầu gối có nguy hiểm không3
Bệnh nhân rách sụn chêm cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, luyện tập và nghỉ ngơi theo chế độ. Ngoài ra, cần có chế độ ăn dinh dưỡng, tốt cho xương khớp để sức khỏe mau chóng hồi phục. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cần chú ý:

  • Thay băng thường xuyên, chăm sóc vết mổ cẩn thận.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Sử dụng nạng sau phẫu thuật.
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu.
  • Nẹp chân bất động trong 3 tuần.

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho thắc mắc: "Rách sụn chêm đầu gối có nguy hiểm không?" đã được Nhà thuốc Long Châu tổng hợp đến bạn đọc. Mong rằng bạn đã có thêm cho mình những thông tin chăm sóc sức khỏe thật bổ ích.

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.