Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Loạn thị ở trẻ em có chữa được không?

Ngày 09/04/2022
Kích thước chữ

Cha mẹ khi thấy con mình bị mắc bệnh loạn thị thì rất hoang mang và lo sợ, không biết bệnh này có thể chữa khỏi được không. Đây là một loại bệnh làm thị lực suy giảm và khiến mắt mờ đi. Vì vậy việc chữa bệnh loạn thị là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho con mình.

Loạn thị là một bệnh ở mắt làm cho người mắc bệnh khó có thể nhìn rõ mọi thứ xung quanh. Điều này làm ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, đặc biệt là với trẻ em. Nhiều cha mẹ cảm thấy hoang mang và lo sợ khi biết con mình có những dấu hiệu của bệnh loạn thị. Vậy loạn thị ở trẻ em có chữa được không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Loạn thị ở trẻ em là gì?

Loạn thị là một tật khúc xạ mắt xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em, tình trạng này diễn ra khi hình ảnh quan sát sau đi vào mắt không thể tập trung ở võng mạc, từ đó làm cho người mắc bệnh nhìn mọi thứ đều mờ ảo. 

Loạn thị ở trẻ em có chữa được không? 1

Loạn thị sớm ở trẻ em khiến bé gặp nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống hàng ngày

Nguyên nhân chủ yếu xảy ra loạn thị ở trẻ em là do sự biến dạng của giác mạc, làm cho các tia sáng đi vào mắt tập trung ở nhiều điểm khác nhau và dẫn đến loạn thị. Bên cạnh đó, độ cong thất thường của thủy tinh thể cũng là nguyên nhân gây ra loạn thị. 

Loạn thị ở trẻ em có chữa được không?

Ngày nay, có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh loạn thị ở trẻ em. Trong đó có ba phương pháp phổ biến và an toàn nhất là:

  • Kính thuốc: Là biện pháp đơn giản và an toàn nhất, được sử dụng phổ biến, rộng rãi và phù hợp với mọi lứa tuổi do không để lại nhiều biến chứng ở mắt. Tuy nhiên, cần để bác sĩ tư vấn cho trẻ nên dùng loại kính nào phù hợp với số đo loạn thị.
  • Phẫu thuật: Sử dụng tia laser và dao vi phẫu để định hình lại vị trí của giác mạc. 
  • Ortho-K (Orthokeratology) customize: Sử dụng kính áp tròng cứng, dùng vào ban đêm để thay đổi tạm thời hình ảnh của giác mạc trong lúc ngủ, giúp mắt người bệnh có thể nhìn rõ hình ảnh hơn vào sáng hôm sau và duy trì trạng thái này suốt cả ngày.

Nguyên nhân gây ra loạn thị ở trẻ em

Nguyên nhân phổ biến nhất là do giác mạc bị biến dạng. Giác mạc bình thường sẽ có bề mặt dạng hình cầu, nhưng khi mắc chứng loạn thị thì sẽ biến thành độ cong không đồng đều. Sự thay đổi thất thường này làm cho hình ảnh của vật hội tụ thành nhiều đường khác nhau, từ đó dẫn đến người bệnh nhìn gì cũng thấy mờ, nhòe.

Một số nguyên nhân phổ biến khác gây ra chứng loạn thị ở trẻ em là:

  • Do di truyền từ thế hệ trước.
  • Có tiền sử mắc bệnh cận thị hoặc viễn thị.
  • Mẹ không chăm sóc cơ thể khi đang mang thai bé, có những hành vi xấu như hút thuốc, uống rượu bia, ăn đồ cay,...
  • Do tác động của các thiết bị điện từ tác động lên mắt của trẻ như điện thoại, máy tính, tivi,...
  • Ăn thức ăn thiếu dưỡng chất bổ sung cho mắt.
  • Đã từng phẫu thuật mắt và để lại di chứng,
  • Mắc các bệnh về mắt như sẹo giác mạc,...

Dấu hiệu loạn thị ở trẻ em

Những dấu hiệu phổ biến khi trẻ em bị mắc bệnh loạn thị là:

  • Những đứa trẻ mắc bệnh thường gặp khó khăn khi nhìn vào ánh sáng có độ chói cao như ánh nắng mặt trời, làm trẻ dễ bị phân tâm, khó tập trung và khiến mắt bị đau nhức.
  • Hay có thói quen nheo mắt liên tục khi nhìn một vật nào đó, hành động này xảy ra nhằm để điều chỉnh lại thị lực nhìn mờ của trẻ.
  • Nếu thấy trẻ em hay lấy tay để dụi mắt khi tập trung nhìn vào một vật thể nào đó, chứng tỏ mắt của bé đang mệt mỏi vì không điều chỉnh được thị lực của mình.
  • Ngồi sát vào màn hình khi xem tivi hoặc khi đọc sách làm cho thị lực của trẻ suy giảm nghiêm trọng. 
  • Ánh sáng từ các thiết bị điện tử có thể làm thị giác của trẻ mờ đi, vì vậy cha mẹ nên hạn chế cho con tiếp xúc với đồ này thường xuyên để mắt không bị tăng độ.
  • Đầu hay bị đau nhức mà không rõ lý do, đặc biệt là vùng trán và thái dương.
  • Nước mắt chảy liên tục.

Loạn thị ở trẻ em có chữa được không? 2

Mắt của bé không nhìn rõ được mọi thứ nên hành động dụi mắt nhằm điều chỉnh lại thị lực 

Các biện pháp phòng ngừa loạn thị ở trẻ em

Đôi mắt là thứ quan trọng nhất đối với cơ thể con người, vì vậy cha mẹ nên để ý và chăm sóc cho con mình một cách chu đáo để bé không bị mắc bệnh loạn thị. Một số biện pháp phòng ngừa mà cha mẹ có thể tham khảo là:

  • Hãy hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế khi ngồi học, lưng luôn thẳng, mặt cách mặt bàn khoảng 30cm và bàn ghế học tập phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhỏ, không nên sử dụng bàn người lớn tránh trẻ mắc thêm các bệnh về cột sống.
  • Điều kiện ánh sáng trong phòng vừa đủ, không quá tối hoặc quá chói.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với màn hình tivi, máy tính, điện thoại quá nhiều.
  • Cân bằng giữa thời gian học và thời gian vui chơi các hoạt động ở ngoài trời.
  • Có chế độ ăn uống dinh dưỡng, ăn các thực phẩm tốt cho mắt, giàu chất xơ và vitamin để bổ sung khoáng chất cho mắt.
  • Nếu thấy mắt bé có những biểu hiện thất thường, hãy cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để mắt được chữa trị kịp thời, tránh để cho bé gặp các biến chứng về mắt.

Loạn thị ở trẻ em có chữa được không? 3

Cha mẹ nên bổ sung cho bé những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để mắt nhanh phục hồi

Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết trên sẽ giải đáp được vấn đề loạn thị ở trẻ em có chữa được không đối với bạn đọc. Nếu như cha mẹ thấy con mình có những biểu hiện của loạn thị thì hãy cho trẻ đi gặp bác sĩ đi được khám và điều trị kịp thời nhé.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin