Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Lòng nồi cơm điện bị tróc lớp chống dính có hại không?

Ngày 24/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nồi cơm điện là thiết bị rất cần thiết trong mọi gia đình. Tuổi thọ của nồi cơm điện khá lâu, lên đến vài năm nên nhiều người chủ quan không thay mới. Vậy khi lòng nồi cơm điện bị tróc lớp chống dính thì có hại không? Đã đến lúc đổi nồi hay chưa là thắc mắc được đặt ra.

Nồi cơm điện là thiết bị mà bất kỳ bà nội trợ nào cũng ưu ái sở hữu. Tuy nhiên sẽ rất ít người quan tâm đến cách bảo quản cũng như thay mới chúng thật khoa học. Điển hình như lòng nồi cơm điện bị tróc lớp chống dính là dấu hiệu không nên chủ quan khi dùng. Vậy hiện tượng này gây hại gì cho sức khỏe? Khắc phục thế nào?

Lòng nồi cơm điện bị tróc lớp chống dính có hại không?

Mỗi nồi cơm điện có thiết kế và lớp chống dính khác nhau. Tuy nhiên về bản chất lớp chống dính này đều có tác dụng chống ăn mòn, chịu nhiệt, đảm bảo bề mặt trơn láng, không tạo bám dính. Chất chống dính làm từ TeFlon, là một chất hữu cơ có độ bền và tuổi thọ cao. Thông thường nhiệt độ của nồi cơm điện khi nấu chín cơm không vượt quá 250 độ C nên hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến lớp chống dính này, bởi chúng phân huỷ ở 300 - 400 độ C.

Vậy khi lòng nồi cơm điện bị tróc lớp chống dính thì sao? Lúc này các mảnh vụn Teflon nhỏ sẽ phân mảnh ra và khiến nồi cơm điện không còn khả năng chống ăn mòn tốt như trước. Việc nhỡ nuốt các mảnh này khi ăn thực ra không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bởi chúng sẽ nhanh chóng được đào thải qua đường tiêu hoá. Tuy nhiên cần hạn chế tình trạng này xảy ra.

Lòng nồi cơm điện bị tróc lớp chống dính: Không được chủ quan! 1
Lòng nồi cơm điện bị tróc lớp chống dính ở mức độ nặng có thể gây độc ở nhiệt độ cao

Vậy có nên dùng tiếp nồi cơm điện khi lớp chống dính đã bị bong tróc không? Câu trả lời là tuỳ thuộc vào tình trạng bong tróc của lớp phủ men:

  • Với mức độ bong tróc nhẹ: Nếu nồi cơm của bạn chính hãng và là sản phẩm chất lượng tốt thì có thể yên tâm sử dụng tiếp. Nhưng cần xới cơm và vệ sinh nhẹ nhàng hơn để bảo quản chúng. Tuy nhiên nếu bạn đang sử dụng sản phẩm rẻ tiền, không nguồn gốc xuất xứ thì nên thay mới ngay lập tức. Bởi lớp chống dính không còn đảm bảo để nấu cơm ngon cũng như không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Với mức độ bong tróc nặng: Một khi lớp chống dính đã không còn nguyên vẹn thì quá trình sử dụng sẽ sớm nhận ra cơm nấu không được ngon, dễ dính nồi và cơm bị khét. Đặc biệt nguy hiểm hơn là lớp keo giữa Teflon và chất liệu của ruột nồi phân huỷ ở nhiệt độ cao gây ra chất độc. Vậy với tình huống này dù là nồi cơm điện của bạn có thương hiệu cao cấp đến đâu thì vẫn phải bỏ đi và dùng nồi mới.

Khi nào nên thay nồi cơm điện?

Sau khi tìm hiểu về việc lòng nồi cơm điện bị tróc lớp chống dính, ta cùng tìm hiểu về thời điểm nên thay nồi. Như đã đề cập, bởi đây là vật dụng quen thuộc với mọi gia đình và thường có tuổi thọ cao nên ít ai để ý đến thời gian bảo hành, thay mới. Bạn cần nắm một số dấu hiệu sau để biết nồi cơm đã “hết hạn sử dụng”:

  • Lòng nồi bị biến dạng: Nồi cơm điện nếu bị cong xuống hay móp méo thì nên thay mới. Bởi lòng nồi tiếp xúc không trọn vẹn với mâm nhiệt của nồi để gia nhiệt và làm chín gạo bên trong. Với việc lòng nồi bị biến dạng tức chúng đã giảm khả năng tiếp xúc đồng đều với mâm nhiệt dẫn đến nấu cơm nát.
  • Nồi cơm không nhận điện, nhảy nút sớm: Với tình trạng này, cơm rất dễ bị sống. Nguyên nhân có thể do hỏng rơ le nhiệt hoặc hỏng ở dây dẫn, hở mũi, đứt dây. Lúc này cần kiểm tra và sửa chữa. Trường hợp sau khi đã bảo hành được 1 lần nhưng tình trạng này vẫn không khắc phục triệt để thì nên bỏ đi và dùng nồi khác.
  • Lòng nồi cơm điện bị tróc lớp chống dính: Như đã trình bày, một khi lớp chống dính bị tróc lớp sẽ dễ bị phân hủy gây độc cũng như không còn khả năng nấu cơm ngon, nồi hay bị kết dính với cơm và rất khó rửa. Thay mới nồi chính là giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trong tình huống này.
  • Dung tích nồi không còn phù hợp: Thực tế không cần nồi phải bị hỏng hóc mới cần thay mới. Bởi một khi nhu cầu ăn uống của gia đình tăng lên, ví dụ khẩu phần ăn tăng thì buộc bạn phải đổi nồi cơm khác có dung tích lớn hơn. Bên cạnh đó hiện nay nhiều gia đình ưu tiên mua nồi cơm điện lớn ngay từ ban đầu để tiện lợi cho quá trình nấu ăn.
Lòng nồi cơm điện bị tróc lớp chống dính: Không được chủ quan! 2
Một khi nồi cơm bị hỏng, cơm nấu không chín là dấu hiệu nên thay mới

Những cách để dùng bền nồi cơm điện

Dùng nồi cơm điện là việc làm phổ biến tuy nhiên không phải ai cũng nắm cách dùng thật khoa học để tăng tuổi thọ cho nồi cơm. Một số nguyên tắc bạn cần nắm như sau:

Vệ sinh nồi nhẹ nhàng

Tốt nhất nên vệ sinh nồi cơm ngay sau khi nấu xong bởi để lâu ngày sẽ phát sinh nhiều vi khuẩn hoặc mùi hôi khó chịu. Ngoài ra nhanh chóng rửa nồi sẽ hạn chế các mảng bám sót lại từ đó vệ sinh dễ dàng hơn, không cần dùng tác động lực quá mạnh vào lòng nồi.

Vo gạo sạch trước khi nấu

Vo gạo thật sạch ở thau đựng bên ngoài trước khi đổ vào nồi cơm là cách nấu khoa học mà nhiều người phớt lờ. Hạn chế dùng tay vo gạo trực tiếp trong nồi cơm bởi đây chính là nguyên nhân làm lòng nồi cơm điện bị tróc lớp chống dính. Ngoài ra cần nắm tỷ lệ nước và gạo thật cân đối để đảm bảo gạo được nấu chín ngon nhất mà không lo bị khét hay nhão.

Lòng nồi cơm điện bị tróc lớp chống dính: Không được chủ quan! 3
Vo gạo sạch trước khi đưa vào nồi cơm để hạn chế tróc lớp chống dính

Không mở nắp nồi trong quá trình nấu

Nếu mở nắp nồi trong khi nấu cơm sẽ khiến cho hơi nóng bốc ra ngoài làm nhiệt mất ổn định, từ đó làm cơm không chín đều. Bên cạnh đó, sau khi nồi cơm bật nút chín thì không nên mở nắp nồi hay rút dây điện ngay lúc đó, nên để nồi ở chế độ hâm khoảng 10 phút để cân bằng độ ẩm bằng cách bốc hơi nước dư thừa, đảm bảo cơm chín đều.

Trên đây là những chia sẻ về lòng nồi cơm điện bị tróc lớp chống dính. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về bảo quản nồi cơm và có cho bản thân cách dùng khoa học nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm