Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Lượng đường trong máu cao có phải tiểu đường?

Ngày 14/09/2017
Kích thước chữ

Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường glucose trong máu tăng cao quá mức. Rất nhiều người tự đặt câu hỏi: Khi lượng đường trong máu cao có phải tiểu đường không? 1. Lượng đường trong

Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường glucose trong máu tăng cao quá mức. Rất nhiều người tự đặt câu hỏi: Khi lượng đường trong máu cao có phải tiểu đường không?

1. Lượng đường trong máu cao có phải tiểu đường?

Để biết có bị tiểu đường hay không người ta dựa vào xét nghiệm chỉ số HbA1C. Chỉ số này nhằm kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường mà không phụ thuộc no hay đói, chỉ số này bình thường là 5.4-6,2%, nếu trên 7% là có tiểu đường. Cứ tăng 1% có nghĩa đường huyết của bạn tăng 30mg.

Đường (glucose) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Vậy lượng đường trong máu cao có phải tiểu đường?. Dưới đây sẽ là các chỉ số về đường huyết được y học đánh giá là an toàn:

– Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).

– Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).

– Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Lượng đường trong máu cao có phải tiểu đường?
Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên

Nếu bạn được xét nghiệm đường huyết khi đói, cho kết quả là 6,8 mmol/L, giá trị này nằm ngoài ngưỡng bình thường nhưng vẫn dưới ngưỡng chẩn đoán. Điều này có nghĩa là bạn chưa bị mắc tiểu đường nhưng đang có nguy cơ cao mắc bệnh, hay còn gọi là giai đoạn tiền đái tháo đường. Ở giai đoạn này, nếu bạn không kiểm soát tốt, sẽ nhanh chóng tiến triển thành đái tháo đường type 2, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương thần kinh, tim mạch, bệnh võng mạc mắt, bệnh thận…

2. Dấu hiệu và triệu chứng của tăng đường huyết là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng khi lượng đường trong máu cao bao gồm những điều sau đây:

  • Lượng đường trong máu cao
  • Lượng đường trong nước tiểu cao
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Hay khát nước.

Một lưu ý quan trọng trong việc theo dõi bệnh tiểu đường là hãy kiểm tra lượng đường huyết trong máu. Hãy hỏi bác sĩ về khoảng thời gian cần kiểm tra định kỳ và mức độ lượng đường trong máu hợp lý.

Và để biết lượng đường trong máu cao có phải tiểu đường thì nên kiểm tra máu định kỳ để có thể điều trị chứng tăng đường huyết sớm sẽ góp phần giúp bạn tránh được các vấn đề liên quan đến bệnh tăng đường huyết.

3. Biện pháp phòng tránh tăng đường huyết?

Lượng đường trong máu cao có phải tiểu đường?
Hãy tuân thủ bữa ăn dành cho người bệnh tiểu đường

Để không phải nghi ngờ đường trong máu cao có phải tiểu đường thì điều tốt nhất bạn nên làm đó là tập quản lý tốt bệnh tiểu đường và học cách phát hiện lượng đường trong máu cao để có thể thực hiện biện pháp đối phó kịp thời trước khi bệnh kịp chuyển nặng hơn. Các gợi ý sau đây có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu ở mức phù hợp:

  • Hãy tuân thủ bữa ăn dành cho người bệnh tiểu đường. Nếu bạn dùng chất insulin hoặc thuốc kiểm soát tiểu đường, điều quan trọng là bạn phải thống nhất về số lượng và thời gian của các bữa ăn, đồ ăn nhẹ của bạn. Các thực phẩm bạn ăn phải cân đối với lượng insulin được bổ sung vào cơ thể.
  • Theo dõi lượng đường trong máu của bạn. Tùy theo kế hoạch điều trị, bạn có thể kiểm tra và ghi lại mức độ đường trong máu một vài lần trong một tuần hoặc nhiều lần trong ngày.
  • Kiểm tra thường xuyên là cách duy nhất để đảm bảo rằng mức độ đường trong máu vẫn ở mức phù hợp. Cần thận trọng ngay khi lượng đường trong máu tăng cao hoặc giảm thấp hơn mức cho phép.
  • Dùng thuốc theo quy định của bác sĩ.
  • Điều chỉnh thuốc uống nếu bạn có sự thay đổi về các hoạt động thể chất. Việc điều chỉnh phụ thuộc vào kết quả kiểm tra lượng đường trong máu, loại thuốc cũng như thời gian hoạt động.

Hãy cố gắng duy trì lượng đường trong máu ổn định để tránh tổn thương cho tim mạch, não bộ bằng chế độ ăn uống ngủ sinh hoạt hợp lý và sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra chỉ số trước và sau bữa ăn.

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.