Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chấn thương cột sống sẽ gây ra nhiều trở ngại đến cuộc sống hằng ngày. Hãy cùng tìm hiểu ngay cách chăm sóc bệnh nhân chấn thương cột sống đúng cách nhé!
Những người bị chấn thương cột sống có thể bị liệt tứ chi hoặc liệt thân dưới tùy thuộc vào vị trí tủy sống bị tổn thương. Họ sẽ không thể đi lại và gặp khó khăn khi thực hiện các cử động khác, điều này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Do đó, có kế hoạch để chăm sóc bệnh nhân chấn thương cột sống là rất quan trọng trong việc giảm biến chứng và phục hồi chức năng.
Đối với bệnh nhân chấn thương cột sống nếu chỉ ở giai đoạn đơn giản, chưa có tổn thương ảnh hưởng tới chức năng vận động có thể an toàn trước biến chứng. Đối với bệnh nhân liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể thường có các biến chứng do nằm lâu một chỗ, phổ biến nhất là viêm phổi, loét, teo cơ cứng khớp… Vì vậy, việc phòng ngừa biến chứng khi chăm sóc người bệnh chấn thương cột sống lâu ngày cần đặc biệt chú ý.
Phòng ngừa biến chứng viêm phổi và xẹp phổi là mục đích quan trọng của việc chăm sóc bệnh nhân chấn thương cột sống. Vì vậy cần theo dõi nhịp thở của bệnh nhân và hút đờm dãi định kỳ mỗi ngày 2 - 3 lần. Một số cách chăm sóc người bị chấn thương cột sống để phòng biến chứng hô hấp là:
Chăm sóc tuần hoàn nhằm mục đích để đảm bảo khối lượng tuần hoàn một cách tối ưu. Phòng ngừa các biến chứng như viêm tắc tĩnh mạch, lở loét do tỳ đè. Khi người bệnh nằm lâu trên giường, hệ thống tĩnh mạch bị chèn ép, tổn thương sẽ dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch ở vai, chân, mông và các bộ phận khác trên cơ thể,...
Chú ý trở người bệnh thường xuyên với tần suất 2 tiếng/lần, đồng thời kết hợp xoa bóp để khí huyết lưu thông cho người bệnh.
Sau phẫu thuật cột sống, bệnh nhân thường phải nằm trong thời gian dài và có thể bị lở loét nếu không được giúp thay đổi tư thế thường xuyên. Vết thương nhỏ có nguy cơ lây lan nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách. Một số vị trí thường gặp là tổn thương loét ở vùng xương chẩm, xương cụt, xương bả vai, xương gót,…Cách chăm sóc phòng ngừa loét, cụ thể:
Để ngăn ngừa các biến chứng như teo cơ, cứng khớp sau thời gian nằm lâu, người bệnh cần có một kế hoạch tập luyện phù hợp. Các bài tập chỉ được thực hiện trên những vùng không bị tổn thương như tay hoặc chân, khởi động bằng những di chuyển tay chân nhẹ nhàng. Cách chăm sóc phòng teo cơ và cứng khớp, cụ thể:
Quá trình phục hồi sau chấn thương cột sống ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ chấn thương và cách bệnh nhân được chăm sóc. Tốc độ hồi phục thường nhanh nhất trong 6 tháng đầu sau chấn thương, nhưng một số người có thể mất 1 - 2 năm để hồi phục.
Bạn có thể cần nhiều chuyên gia phục hồi chức năng khác nhau như chuyên viên vật lý trị liệu, nhà tâm lý học và chuyên gia dinh dưỡng.
Trong giai đoạn đầu của quá trình chăm sóc bệnh nhân chấn thương cột sống, các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ tập trung vào việc duy trì và tăng cường chức năng của các nhóm cơ, cho phép bệnh nhân tái phát triển các kỹ năng vận động và thích nghi với cuộc sống hàng ngày.
Tiếp theo, bạn sẽ được giải thích để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của chấn thương cột sống và cách phòng tránh các biến chứng do chấn thương để nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, nhà trị liệu có thể giúp bạn tìm hiểu các thiết bị hỗ trợ để độc lập hơn trong các hoạt động hàng ngày.
Một số loại thuốc sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát cơn đau và co cứng cơ, đồng thời cải thiện chức năng bàng quang, ruột và tình dục. Chúng bao gồm thuốc chống co thắt, kháng sinh nếu có nhiễm trùng (phổi, tiết niệu, da), vitamin (đặc biệt là vitamin A và C).
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân chấn thương cột sống. Sau một chấn thương, cột sống và các vùng bị tổn thương có liên quan cần được cung cấp máu và chất dinh dưỡng để tái tạo tế bào mới. Đồng thời, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có thể giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng để điều trị lâu dài.
Cung cấp cho bệnh nhân năng lượng cần thiết và các vitamin, protein thiết yếu để có đủ dinh dưỡng. Đặc biệt là canxi, omega-3, vitamin D, tinh bột và nhiều loại rau xanh, trái cây.
Nếu bệnh nhân không thể ăn uống bình thường, có thể bổ sung bằng đường tĩnh mạch hoặc ống cho ăn qua đường mũi. Uống các chất bổ sung cần thiết theo hướng dẫn của chuyên môn.
Uống đủ nước để quá trình trao đổi chất và bài tiết diễn ra bình thường. Cho bệnh nhân tập kiểm soát đại tiện để tránh tình trạng tắc ruột do nhịn đại tiện.
Trên đây là những chia sẻ của Nhà Thuốc Long Châu về chăm sóc bệnh nhân chấn thương cột sống. Việc chăm sóc bệnh nhân chấn thương cột sống không chỉ chăm sóc vết thương sau phẫu thuật mà còn tập vận động và bổ sung dinh dưỡng để người bệnh nhanh chóng hồi phục. Trong quá trình chăm sóc nếu thấy bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đưa tới ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.