Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Hô hấp/
  4. Xẹp phổi

Xẹp phổi là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Hoàng Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong điều trị Nội khoa và Cấp cứu tổng hợp. Từng đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế hoạch và điều trị tại khoa Nội và khoa Cấp cứu, bác sĩ luôn không ngừng nâng cao chuyên môn và cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Khi một cơ quan nào trong cơ thể xảy ra vấn đề thì đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt khi cơ quan đó là phổi. Đóng vai trò quyết định trong việc trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài, phổi thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân lạ nên khả năng cao bị bệnh lý gây tác động đến hệ hô hấp. Một trong số những bệnh nguy hiểm và đáng chú ý là xẹp phổi với tỷ lệ ngày càng gia tăng. Xẹp phổi là căn bệnh liên quan đến đường hô hấp với các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị xẹp phổi sẽ giúp bạn tự bảo vệ bản thân và có biện pháp phòng tránh thích hợp.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung xẹp phổi

Xẹp phổi là gì?

Xẹp phổi: Bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp khi phổi hoặc các thùy phổi rơi vào trạng thái bị xẹp một phần hay toàn bộ dẫn đến các túi nhỏ phế nang không giãn nở như bình thường khi cơ thể thực hiện động tác hít – thở mà có chiều hướng bị xẹp (giảm thể tích) hoặc chứa đầy dịch.

Triệu chứng xẹp phổi

Những dấu hiệu và triệu chứng của xẹp phổi

Mức độ xẹp phổi nặng hay nhẹ, xuất hiện nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào mức độ phổi bị xẹp, diện tích phổi bị xẹp và nguyên nhân gây bệnh.

Khi xẹp phổi xảy ra ở một vài phế nang, mức độ xẹp nhỏ và tiến triển chậm thì có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi xẹp phổi xảy ra ở nhiều phế nang, mức độ tiến triển nhanh và gây cản trở quá trình trao đổi khí, thiếu oxy vào máu thì biểu hiện triệu chứng rất rõ ràng. Các triệu chứng thiếu oxy liên quan đến mức độ nghiêm trọng của xẹp phổi:

  • Thở nhanh;

  • Khó thở;

  • Nhịp tim nhanh;

  • Ngực đau dữ dội, đặc biệt khi ho hoặc hít thở sâu;

  • Da môi tím tái, móng tay, chân có màu xanh tím bất thường.

Nếu xẹp phổi đi kèm với viêm phổi, có thể xuất hiện triệu chứng: Sốt, ho, đau tức ngực,…

Mức độ oxy trong máu càng thấp thì triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng, bệnh xẹp phổi càng nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, đúng cách, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Biến chứng có thể gặp khi mắc xẹp phổi

Xẹp phổi có thể dẫn biến chứng:

  • Oxy máu thấp (thiếu oxy): Khi xẹp phổi làm cho phổi khó lấy oxy hơn vào phế nang.

  • Viêm phổi: Chất nhầy trong phổi khi xẹp phổi có thể dẫn đến nhiễm trùng.

  • Suy hô hấp: Có thể đe dọa tính mạng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.

Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.

Nguyên nhân xẹp phổi

Nguyên nhân dẫn đến xẹp phổi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xẹp phổi, nguyên nhân chính:

  • Tắc nghẽn đường thở: Sự tắc nghẽn đường thở có thể dẫn tới tình trạng xẹp phổi, bao gồm:

Chất nhầy: Cần cẩn thận với xẹp phổi do chất nhầy gây tắc nghẽn ở trẻ em. Nếu không loại bỏ chất nhầy khai thông đường thở, trẻ có thể ngừng hô hấp gây tổn thương tim, não hoặc tử vong.

Khối u đường hô hấp: Gây hẹp đường hô hấp.

Vật thể lạ: Gây tắc nghẽn đường thở và dẫn đến xẹp phổi.

  • Sự chèn ép từ ngoài vào đường phổi: Khối u, hạch lympho.

  • Giảm thở hoặc ho.

  • Sự chèn ép hoặc xẹp thụ động nhu môi phổi do tràn khí màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi: Màng phổi chứa một lượng dịch nhỏ, không chứa khí nhưng khi có tổn thương gây rò rỉ, khí sẽ tích tụ làm thay đổi áp suất trong phổi, gây chèn ép mô phổi và dẫn đến xẹp phế nang gây xẹp phổi.

  • Phẫu thuật ngực và bụng: Tình trạng không ho hoặc thở không sâu trong thời gian dài này có thể khiến một số phế nang bị xẹp.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến xẹp phổi:

  • Sẹo – xơ phổi: Khi các mô phổi tổn thương lặp lại và kéo dài sẽ hình thành sẹo, ảnh hưởng đến khả năng phồng của phế nang.
  • Thiếu chất hoạt động bề mặt: Túi phổi luôn mở là nhờ chất hoạt động bề mặt đặc biệt. Khi thiếu chất hoạt động bề mặt khiến phế nang khó phồng hơn, dễ bị xẹp hơn.
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)