Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa tại nhà

Ngày 25/03/2023
Kích thước chữ

Trẻ bị chàm sữa là tình trạng viêm da mãn tính và không có tính lây lan. Đây là bệnh phổ biến ở nhiều trẻ sơ sinh, thường gặp nhất là ở trẻ giai đoạn dưới 1 tuổi. Bệnh chàm sữa rất dễ tái lại nên là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh trong quá trình chăm sóc con em của mình tại nhà. Dưới đây là một số lưu ý cần nắm khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa tại nhà.

Bệnh chàm sữa gây ra các đám mụn nước ở 2 má, trán và cằm, đỏ và ngứa làm trẻ cào, gãi nhiều làm khu vực da bị tổn thương chảy dịch nhiều. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách rất dễ dẫn tính tình trạng nhiễm trùng.

Dấu hiệu trẻ bị chàm sữa

Các dấu hiệu cảnh báo bạn trẻ đang mắc chàm sữa có thể bao gồm:

  • Bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, vết chàm xuất hiện trên mặt, hai má, và lan rộng khắp cơ thể, bao gồm cả tay và chân.
  • Trong giai đoạn ban đầu, chàm sữa có thể xuất hiện dưới dạng nốt mẩn đỏ, sau đó chuyển thành mụn nước nhỏ với màu đỏ. Da bị nứt và hình thành vảy, sau đó bong tróc.
  • Các vùng da bị chàm sẽ có dấu hiệu khô và thô ráp, với các vảy nhỏ và căng da. Những vùng da khô và đỏ thường xuất hiện trên mặt, cổ, khuỷu tay, trên lòng bàn tay và cổ tay.
  • Một số trẻ có thể có triệu chứng dị ứng khác, bao gồm hen suyễn và viêm mũi.
  • Trẻ bị chàm sữa sẽ có dấu hiệu khó chịu, khóc nhiều, khó ngủ và ít bú.
  • Vùng da bị chàm sẽ gây ngứa và khó chịu, dẫn đến việc trẻ liên tục gãi, có thể dẫn đến mụn nước bị vỡ và chảy máu. Nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ, vùng da bị chàm có nguy cơ bị nhiễm trùng, làm cho việc điều trị khó khăn và gây sẹo trên da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa tại nhà

Chàm sữa giai đoạn đầu xuất hiện dưới dạng nốt mẩn đỏ

Những điều nên làm khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa

Vệ sinh tắm rửa

Áp dụng cách tắm gội cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa cần được thực hiện đều đặn hàng ngày bằng nước ấm hơn thân nhiệt của trẻ khoảng 1 - 2 độ C và không nên tắm quá lâu, không quá 10 phút. Cha mẹ nên sử dụng những loại sữa tắm có tính dịu nhẹ, không chứa chất tẩy rửa và tránh lấy vật có chất liệu khô, cứng để chà xát mạnh lên da trẻ. Hằng ngày, nên cấp ẩm cho da trẻ bằng thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da phù hợp và bôi ngay sau khi trẻ tắm xong vài phút.

Không gian sống

Cha mẹ cũng cần đảm bảo không gian sống của trẻ thoáng đãng, không có lông động vật hay bụi khí bẩn. Việc dọn phòng, thay ga trải giường và giặt chăn gối thường xuyên cũng rất quan trọng để giữ cho môi trường sống của trẻ sạch sẽ.

Sử dụng kem chống nắng cho trẻ

Khi sử dụng kem chống nắng cho trẻ, cha mẹ cần lựa chọn loại dành riêng cho da nhạy cảm và tránh các loại kem có thành phần độc hại dễ làm bào mòn hoặc gây kích ứng da.

Chế độ dinh dưỡng

Trẻ cần được bú mẹ nhiều để tăng dinh dưỡng và sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Vệ sinh nhẹ nhàng sạch sẽ núm vú cho trẻ sau mỗi lần bú hoặc ăn.

Quần áo

Để đảm bảo sự thông thoáng cho trẻ, quần áo của trẻ cần được làm từ 100% cotton và tránh mặc quần áo quá chật hay vải bằng sợi len hoặc sợi tổng hợp vì chúng dễ gây kích ứng da.

Tránh kích ứng da

Cắt ngắn móng tay của trẻ để tránh việc trẻ ngứa gãi làm tổn thương da hoặc mang vớ găng tay cho trẻ để giúp hạn chế việc trẻ gãi.

Lựa chọn kem bôi chàm sữa thích hợp cho trẻ

Các vấn đề về da như chàm sữa, viêm da ở vùng mặc tã và kích ứng da là rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Những triệu chứng đau rát có thể khiến trẻ khóc thét, khó ngủ và biếng ăn. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và sử dụng kem bôi phù hợp, những vùng da bị bệnh có thể lan rộng hơn và gây ra nhiều khó chịu cho trẻ.

Kem bôi Procream là sản phẩm giúp giảm tình trạng chàm sữa cho trẻ em trong gia đình bằng cách phục hồi, làm lành và dịu nhẹ các tổn thương da của trẻ nhỏ, nó cũng duy trì độ ẩm cho da và giúp làm dịu vết côn trùng cắn. Procream cũng có khả năng ngăn ngừa viêm do nhiễm virus chân tay miệng, viêm phỏng da do virus thủy đậu, Herpes, zona…

Trước khi chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh cha mẹ cần phải nắm rõ nguyên nhân gây bệnh là gì để hạn chế trẻ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa tại nhà

Kem bôi Procream là sản phẩm giúp giảm tình trạng chàm ở trẻ khá hiệu quả

Những điều không nên làm khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa

  • Sử dụng thuốc chứa corticoid một cách tự ý. Loại thuốc này có thể làm teo da, làm sạm da, gây nhiễm nấm khi sử dụng quá lâu. Việc sử dụng thuốc này một cách không đúng cách cũng có thể làm bệnh trở nên nặng hơn.
  • Để trẻ gãi vào vùng da bị bệnh vì điều này có thể gây nhiễm trùng.
  • Khi trẻ đã biết ăn, cần tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như: Đậu phộng, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa, hải sản,... Nếu mẹ đang cho trẻ bú thì cũng cần hạn chế ăn những thực phẩm này và các loại nội tạng.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị chàm sữa

Nếu trẻ đang bú mẹ và bị chàm sữa, mẹ cần hạn chế một số loại thực phẩm sau đây để không ảnh hưởng đến sữa mẹ khi cho trẻ bú:

  • Thực phẩm giàu chất tanh như: Tôm, cua, cá và tảo không nên ăn. Chúng có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch cao, gây dị ứng và có thể đi vào sữa mẹ, khiến trẻ bú có thể gặp phản ứng dị ứng.
  • Thực phẩm giàu chất béo như: Thịt mỡ và các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ cũng nên hạn chế. Việc ăn nhiều thực phẩm này có thể gây khởi phát cơ địa dị ứng, khiến chàm sữa trẻ em trở nên nặng hơn.
  • Thực phẩm giàu chất cay và tê như: Ớt, chanh và tiêu có thể kích thích tiêu hóa mạnh, nhưng lại dễ gây ngứa và kích thích tiết mồ hôi, làm cho trẻ đang bị chàm sữa càng nặng hơn. Nếu mẹ ăn một lượng thức ăn giàu gia vị mạnh, sữa mẹ có thể trở nên nóng hơn bình thường và ảnh hưởng đến trẻ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa tại nhà

Mẹ nên hạn chế một số thực phẩm khi đang cho trẻ bú nếu trẻ bị chàm sữa

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp ích được bạn trong việc chăm sóc trẻ bị chàm sữa tại nhà. Tuyệt đối không dùng thuốc hoặc áp dụng những cách dân gian trị trà sữa khi chưa được sự cho phép của bác sĩ để áp dụng cho trẻ.

Minh QA

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin