Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trào ngược dạ dày thực quản không phải là một trong các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên các triệu chứng mà bệnh mang lại gây khó chịu cho bệnh nhân. Vậy trào ngược dạ dày có gây ho không?
Trào ngược dạ dày thực quản là một chứng bệnh điển hình ở đường tiêu hóa. Qua thời gian tiếp xúc thì nồng độ acid gây tác động lên niêm mạc họng, thực quản và dẫn đến hình thành các vết viêm nhiễm. Vậy bệnh trào ngược dạ dày có gây ho cho bệnh nhân không?
Câu trả lời là trào ngược dạ dày có gây ho khi cơ vòng thực quản hoạt động bất thường hoặc không đóng kín dù thức ăn đã xuống đến dạ dày. Khi acid lên đến vùng họng thì nồng độ acid sẽ tác động và kích thích đến phản xạ thực quản, khí quản, phế quản. Dẫn đến cơn ho xuất hiện.
Tình trạng trào ngược dạ dày gây ho khiến cho bệnh nhân càng thêm mệt mỏi hơn. Các cơn ho kéo dài dễ khiến cho bệnh càng trầm trọng hơn. Nếu bệnh nhân không sớm được điều trị thì sẽ dễ chuyển biến thành ho mạn tính và khó chữa trị hơn, cũng như có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân.
Khi nguy cơ trào ngược dạ dày có gây ho xuất hiện thì nó có thể dẫn đến những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe như là:
Thế nên, một khi mắc trào ngược dạ dày bệnh nhân nên sớm đi khám chữa bệnh để khắc phục kịp thời. Tránh để bệnh trào ngược dạ dày biến chứng sẽ khó chữa hơn rất nhiều.
“Phòng bệnh không bằng chữa bệnh”, chúng ta nên có các biện pháp phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày nói riêng, và các bệnh dạ dày nói chung ngay từ bây giờ. Mọi người nên có các thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp tránh nguy cơ mắc bệnh.
Có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học: Ăn đúng giờ, đúng bữa và một bữa không ăn quá no. Tốt nhất là bạn nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ để giúp thành dạ dày giảm áp lực. Các loại đồ ăn cay nóng, thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo… không nên ăn. Đặc biệt các loại thức uống có ga và chất kích thích như là rượu bia, thuốc lá, coca… bệnh nhân nên kiêng sử dụng.
Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan: Người bệnh cần tránh căng thẳng, lo âu.
Có thời gian làm việc điều độ, thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Khi ngủ, bạn nên kê gối cao nằm, để không tạo điều kiện cho acid dịch vị trào lên thực quản.
Tập luyện thể dục thể thao đều đặn: Việc này sẽ giúp chúng ta nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đây chính là cách đơn giản nhất giúp chúng ta phòng ngừa mọi bệnh tật.
Vệ sinh răng miệng mỗi ngày: Ngoài việc đánh răng bằng kem đánh răng thông thường thì chúng ta có thể kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối loãng, hoặc dung dịch diệt khuẩn nha khoa.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.