Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đối với các bạn lần đầu làm mẹ, hẳn việc tắm cho con yêu là điều bạn vẫn còn bỡ ngỡ. Nhiều bậc cha mẹ vẫn luôn băn khoăn cách tắm cho trẻ sơ sinh như thế nào mới an toàn. Hay nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh là bao nhiêu mới phù hợp?
Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, vì vậy cần được các bậc cha mẹ chăm chút cẩn thận. Nước tắm quá nóng có thể gây bỏng da trẻ, trong khi quá lạnh lại dễ làm trẻ bị cảm. Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết cách pha nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất bạn nhé.
Việc điều chỉnh nhiệt độ nước tắm là vô cùng quan trọng trong quy trình vệ sinh hằng ngày cho trẻ. Bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh nên được tắm trong nước ấm từ 37 - 38 độ C. Đây là nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh phù hợp và an toàn nhất.
Ngoài ra, mức nhiệt này còn khiến các bé liên tưởng đến nhiệt độ khi bé còn trong cơ thể của mẹ. Điều này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy an tâm, thư giãn và sẽ không bị khó chịu, quấy khóc. Từ đó, nhờ sự “hợp tác” này của bé mà các bậc cha mẹ có thể tắm cho con dễ dàng hơn.
Khi pha nước tắm cho bé, bạn cần phải pha ở một chậu tắm riêng. Pha nước tắm cho trẻ bằng cách xả nước lạnh vào chậu, sau đó đổ từ từ nước nóng vào để trung hòa nhiệt độ. Trong quá trình đổ nước nóng, bạn có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng tay hay nhiệt kế. Từ đó có thể điều chỉnh lượng nước nóng đổ vào cho phù hợp.
Tuyệt đối không vặn mở hay xả vòi nước vào bồn tắm trực tiếp khi đang tắm cho trẻ. Bởi vì nếu chẳng may nước chảy ra quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm tổn thương đến da và sức khỏe của bé. Nếu gia đình bạn sử dụng máy nước nóng thì hãy điều chỉnh nhiệt độ nước dưới 49 độ C. Điều này sẽ tránh nguy cơ gây bỏng cho trẻ trong quá trình tắm.
Trước khi tiến hành tắm rửa cho trẻ, cha mẹ cần phải kiểm tra kỹ nhiệt độ của nước. Có thể kiểm tra nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh bằng cách nhúng khuỷu tay vào nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn mua các nhiệt kế đo nước tắm để đo được chính xác hơn. Các loại nhiệt kế này có kiểu dáng được thiết kế giống như một món đồ chơi nên khá tiện lợi khi sử dụng.
Một điều quan trọng trong quá trình vệ sinh hằng ngày cho trẻ sơ sinh là phải giữ ấm cho bé đúng cách. Dù đã pha được nước tắm với nhiệt độ phù hợp, bạn cũng cần lưu ý giữ ấm cho bé. Cơ thể của trẻ em sơ sinh rất dễ làm ấm, nhưng cũng mất nhiệt rất nhanh.
Vì vậy trong quá trình tắm, trẻ dễ bị lạnh do tiếp xúc nước tắm sẽ nguội dần theo thời gian. Nếu cha mẹ không lưu ý giữ ấm trong suốt quá trình tắm cho con, bé sẽ bị cảm lạnh bất cứ lúc nào. Vậy cụ thể cách giữ ấm khi tắm cho bé như thế nào?
Trước khi đưa bé vào phòng tắm, bạn hãy chuẩn bị tất cả dụng cụ cần thiết như quần áo, khăn tắm, bỉm… Hãy đặt sẵn mọi thứ cần thiết trên giường để khi tắm xong cho trẻ có thể dùng ngay. Không nên để khi tắm xong cho trẻ mới chuẩn bị vì trong khi chờ đợi bé dễ bị lạnh vì chưa được lau khô người.
Phòng tắm cho bé nên là phòng kín, không có cửa sổ để gió lùa vào. Nên đóng cửa ra vào để tránh gió. Nếu khí hậu vào thời điểm tắm hoặc địa phương đó quá lạnh, bạn cũng nên dùng máy sưởi hoặc điều hòa để nhiệt độ phòng ấm áp hơn. Bồn tắm dùng cho bé nên là bồn tắm nhỏ dành cho trẻ em, không nên dùng bồn tắm lớn.
Hãy duy trì nhiệt độ phòng tắm và nước tắm gần giống nhau, tránh việc trẻ bị sốc nhiệt. Trước khi tiến hành tắm rửa cho bé, cha mẹ cần phải kiểm tra thật kỹ nhiệt độ của nước. Mực nước cũng nên được giữ ở ngưỡng vừa phải, khoảng từ 5 - 8 cm để đảm bảo an toàn cho bé.
Trong khi tắm, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của nước. Hãy tắm cho trẻ theo thứ tự từ khuôn mặt, đầu đến thân mình phía dưới. Nếu bạn gội đầu hay rửa mặt cho trẻ trong quá trình tắm, hãy dùng một chiếc khăn quấn thân mình bé lại để tránh bị lạnh. Bạn hãy lưu ý luôn kiểm tra nhiệt độ nước trong quá trình tắm cho bé.
Không nên tắm cho trẻ quá lâu, hãy nên kết thúc quá trình tắm trước khi nước tắm nguội dần. Trong trường hợp thời tiết quá lạnh, thay vì tắm rửa bạn có thể dùng khăn sạch nhúng nước ấm để lau người, vệ sinh cho bé. Ngoài ra trong trường hợp bé bị ốm, sốt cũng có thể dùng giải pháp này chứ không nên tắm cho trẻ.
Sau khi ra khỏi phòng tắm, bạn cần nhanh chóng lau khô người cho bé. Nên quấn bé trong khăn tắm bông mềm và khô ráo, sạch sẽ. Tốt nhất hãy chọn loại khăn có mũ trùm đầu để giữ ấm phần đầu cho bé tốt hơn. Hãy đảm bảo lau khô toàn bộ người bé trước khi mặc quần áo.
Vào mùa hè, nên chọn quần áo loại mỏng, thoáng mát với chất liệu vải thấm hút mồ hôi để mặc cho bé. Vào mùa đông thì nên giữ ấm cho bé kĩ ở phần đầu, cổ, thân người và tay chân. Hãy lưu ý mặc quần áo cho bé nên tùy theo tình hình thời tiết để có sự lựa chọn phù hợp. Tránh việc mặc cho bé quá nhiều lớp áo, gây tiết mồ hôi, khó chịu cho bé, xảy ra tình trạng thấm ngược mồ hôi khiến trẻ bị cảm.
Khoảng thời gian tắm rửa hằng ngày cho trẻ sơ sinh là thời điểm để cha mẹ và bé có sự gắn kết gần nhau hơn. Việc tắm rửa cho trẻ còn là yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải hết sức cẩn thận và tỉ mỉ khi tắm rửa cho con.
Ngoài việc lưu ý đến nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh, còn có một số lưu ý quan trọng khác khi tắm cho trẻ mà bài viết muốn gửi đến bạn tham khảo:
Đối với những bạn lần đầu làm cha mẹ, việc gặp khó khăn trong lúc chăm sóc con là điều khó tránh. Nhất là khi công đoạn tắm rửa và vệ sinh hằng ngày cho trẻ đòi hỏi bạn cần phải tỉ mỉ, kiên nhẫn. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh và những lưu ý trong quá trình tắm rửa cho con.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.