Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mách mẹ cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Ngày 15/05/2022
Kích thước chữ

Chăm trẻ sơ sinh rất gian truân và vất vả, muôn vàn nỗi lo khi con bệnh, biếng ăn, không tăng cân, không phát triển chiều cao,... rồi tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều lần trong ngày cũng khiến cho các bà mẹ sinh con đầu lòng bối rối, không biết cách xử trí như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nếu bé con nhà bạn bị ọc sữa thường xuyên làm bạn lo lắng thì hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này cùng Nhà Thuốc Long Châu.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh hay ọc sữa

Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh là do sinh lý và bệnh lý.

Trẻ ọc sữa do sinh lý

Hệ tiêu hoá của trẻ mới sinh (trong 6 tháng đầu đời) vẫn còn yếu ớt, cấu tạo, chức năng của dạ dày trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Việc trẻ nuốt khá nhiều hơi trong khi bú và mẹ lại cho bé nằm ngay sau khi bú xong khiến trẻ dễ bị ọc sữa. Bên cạnh đó, bé được mẹ cho bú nhiều hơn so với sức chứa của dạ dày cũng  khiến sữa tiêu hoá không kịp dễ dẫn đến hiện tượng ọc sữa.

Mách mẹ cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa 1

Trẻ nuốt khá nhiều hơi trong khi bú cũng khiến trẻ ọc sữa

Trẻ ọc sữa do bệnh lý

Khi trẻ bị ọc sữa mà kèm theo các dấu hiệu như liệt kê bên dưới thì cha mẹ cần quan sát trẻ kỹ vì có thể trẻ đã mắc một trong các bệnh lý dưới đây:

  • Trẻ mắc các dị tật về hệ tiêu hoá như hẹp tá tràng, hẹp thực quản có thể khiến trẻ ọc sữa nhiều lần, nhiều lúc trẻ không bú cũng bị ọc sữa.
  • Trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hoá như lồng ruột, tắc ruột (hay gặp ở bé trên 3 tháng tuổi), trào ngược dạ dày thì khi ọc sữa trẻ hay kèm các triệu chứng như khóc, bụng căng hoặc ưỡn bụng.
  • Trẻ thiếu canxi thì khi ọc sữa sẽ đi kèm với các biểu hiện như co giật, quấy khóc, hay vặn mình, rụng tóc.

Mách mẹ cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa 2

Khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa cũng làm trẻ hay nôn trớ

Trẻ sơ sinh hay ọc sữa có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh ọc sữa là hiện tượng xảy ra thường xuyên và khá phổ biến ở những tháng đầu đời của trẻ, hay nôn trớ sẽ khiến bé khó chịu và quấy khóc. Nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nôn trớ ở trẻ do mẹ cho bé bú quá nhiều, mẹ cho bé nằm ngay sau bú, hoặc bé bị rung lắc mạnh, bé mắc các bệnh về tiêu hoá, hoặc ngay cả bé ho kéo dài cũng gây ra tình trạng nôn trớ, ọc sữa này. Tình trạng này không quá đáng lo và sẽ tự hết khi bé lớn dần mà không cần có chạy chữa hay áp dụng bất cứ biện pháp nào, miễn là bé con nhà bạn ăn ngoan, ngủ tốt, tăng cân đều đặn.

Ọc sữa là hiện tượng khá bình thường nhưng đôi khi nó lại tiềm ẩn nhiều bệnh lý nghiêm trọng như bị nhiễm virus, vi khuẩn, viêm nhiễm ở hệ hô hấp, tiết niệu,... Nhưng trẻ càng lớn thì tình trạng nôn trớ, ọc sữa lại nguy hiểm hơn, đi kèm với đó là có các dấu hiệu cảnh báo như bụng trướng, đau bụng, co giật, nôn trớ liên tục, ọc sữa kèm với máu hoặc mật màu xanh thì mẹ nên đưa đi bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng.

Mách mẹ cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa 3

Ọc sữa thường xuyên cũng khiến cho trẻ khó chịu, quấy khóc

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ bị ọc sữa?

Các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ bị ọc sữa, vì đến 90% các bé sẽ ọc sữa khi mới sinh và tình trạng này sẽ cải thiện dần dần khi bé lớn lên, bên cạnh đó ọc sữa cũng không ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như sự phát triển chiều cao, cân nặng và trí não của trẻ. Mẹ hãy học cho bé bú đúng cách cũng như cho bé ợ hơi sau bú, hạn chế cho bé bú quá no, hoặc bình sữa chứa nhiều bọt khí. Nhà Thuốc Long Châu mách mẹ các cách khắc phục trẻ sơ sinh bị ọc sữa như sau:

  • Vì hệ tiêu hoá của bé còn non nớt, chưa hoàn thiện cũng như khi bú thì bé nuốt khá nhiều hơi vào bụng nên mẹ sau khi cho bú xong hãy bế bé ở tư thế phần thân trên cao hơn, không rung lắc, cũng không đặt trẻ nằm xuống ngay.
  • Chia thời gian bú của trẻ ra làm nhiều lần vì thể tích của dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ nên hãy cho bé bú nhiều cữ trong ngày và tăng lên từ từ để bé  thích nghi cũng như giúp bé tiêu hoá dễ dàng hơn.
  • Mẹ hãy cho trẻ mặc đồ thông thoáng, rộng rãi, không bó sát, lưu ý khi mặc bỉm cũng phải thoải mái để giảm áp lực vùng bụng của trẻ. Càng không nên thay bỉm sau khi trẻ vừa bú xong vì đặt trẻ nằm ngửa sẽ dễ kích thích nôn trớ, ọc sữa.
  • Đối với những bé bú sữa công thức, mẹ  hãy tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để chọn được sữa công thức thích hợp và thay đổi độ đặc của sữa công thức, vì sữa đặc hơn một chút sẽ hạn chế được tình trạng ọc sữa.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung canxi cho bé, có rất nhiều sản phẩm canxi hỗ trợ chứng vặn mình, rụng tóc, khó ngủ ở trẻ và hạn chế tình trạng ọc sữa rất tốt.
  • Mẹ điều chỉnh lại tư thế đúng khi bú, theo các nghiên cứu thì các bác sĩ khuyên mẹ nên cho bé bú bên bầu sữa trái trước rồi mới chuyển sang phải, việc này hạn chế trẻ ọc sữa, sữa tiêu hoá trong dạ dày tốt hơn. 

Mách mẹ cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa 4

Mẹ phải cho trẻ bú đúng tư thế để hạn chế tình trạng ọc sữa

Tuy việc chăm con nhỏ không bao giờ là dễ dàng nhưng lại chứa nhiều niềm vui, hạnh phúc. Cha mẹ nên trang bị đầy đủ kiến thức trong công cuộc chăm con của mình để không bị động trước mọi tình huống. Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc và khắc phục tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin