Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đờm là một nhân tố có vai trò giúp bảo vệ đường hô hấp. Nhưng đôi khi vì nhiều lý do khác nhau mà đờm tiết ra nhiều hơn bình thường khiến trẻ bị khó thở, nghẹt mũi, khó chịu và quấy khóc. Lúc này, mẹ có thể áp dụng một số cách tiêu đờm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả để giảm bớt khó chịu cho trẻ nhé!
Tình trạng đờm tích tụ nhiều ở khoang mũi và cổ họng có thể khiến trẻ cảm thấy khó thở, khó ngủ và hay quấy khóc. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Làm cách nào để giúp tiêu đờm hiệu quả? Bài viết hôm nay sẽ mách nhỏ mẹ cách iêu đờm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả và an toàn nhé!
Kích thước lỗ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá nhỏ bé nên rất dễ gặp tình trạng tắc nghẽn bởi đờm. Khi bị tác động bởi những tác nhân gây kích ứng đường hô hấp đều sẽ làm đờm tiết ra nhiều và đặc hơn. Một số tác nhân kích ứng gây tăng tiết đờm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như:
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nghẹt mũi do đờm
Một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn chẳng hạn như:
Lúc này, mẹ có thể thấy trẻ có những triệu chứng như nghẹt mũi, ho, hắt hơi, khó thở, thở ngáy khi ngủ. Một số trường hợp đờm sẽ tự loãng dần và tự chảy ra ngoài hoặc được tống xuất ra ngoài khi trẻ hắt hơi hay ho.
Trong suốt quá trình phát triển, trẻ sẽ dần tự học được cách ho, hắt hơi và xì mũi để loại bỏ các chất nhầy ở mũi và cổ họng ra ngoài. Đối với trẻ sơ sinh, nếu tình trạng nghẹt mũi không gây khó chịu cho trẻ và không gây ảnh hưởng đến khả năng bú, giấc ngủ thì mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Nhưng nếu trẻ bị nghẹt mũi, ho và khó chịu, quấy khóc và khó thở thì mẹ cần phải chú ý theo dõi và sử dụng một số cách tiêu đờm ở trẻ sơ sinh.
Đối với những trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 năm tuổi, các bác sĩ khoa nhi đã khuyến cáo rằng, không nên sử dụng các loại thuốc (kế cả thuốc kê đơn và không kê đơn) để điều trị bệnh cảm cúm, ho thông thường. Thay vào, các mẹ có thể áp dụng một số phương pháp tiêu đờm cho trẻ tại nhà như:
Khi cơ thể được bổ sung đủ lượng chất lỏng, các chất nhầy mà cơ thể tự tiết ra sẽ loãng dần và giúp trẻ dễ hắt hơi, ho hay xì mũi để loại bỏ chúng. Ngoài việc tăng cữ bú cũng sẽ làm tăng cường chất lỏng cho trẻ thì mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc nếu trời quá nóng và da bé quá khô.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ tuyệt đối không được cho trẻ uống nước nếu không có khuyến cáo từ các bác sĩ. Đặc biệt là trẻ sơ sinh vì có thể gây ra tình trạng ngộ độc nước. Để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ chất lỏng, mẹ cần phải cho trẻ bú đầy đủ (sữa mẹ hoặc sữa công thức), tăng số cữ bú và thời gian trong mỗi cữ bú.
Mách nhỏ cách tiêu đờm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả tại nhà mà mẹ nên biết
Đờm tích tụ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc, các mẹ có thể sử dụng các dụng cụ đảm bảo an toàn để loại bỏ đờm trong khoang mũi của bé. Chẳng hạn như ống tiêm bóng đèn, bóng hút cao su hay máy hút mũi. Và mẹ cần phải lưu ý, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ này trước khi dùng để tránh nhiễm khuẩn khi dùng cho trẻ.
Trước khi hút mũi, mẹ có thể làm mềm khoang mũi và làm loãng đờm cho trẻ bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của bé. Khi hút mũi cho trẻ, mẹ hãy nâng đầu của trẻ cao lên một chút để tránh bị sặc. Cứ lặp lại quy trình hút mũi này 2 - 3 lần/ngày. Chất nhầy cần thiết cho trẻ trong việc giữ ẩm và làm mềm niêm mạc mũi – họng nên mẹ không nên loại bỏ chúng hoàn toàn.
Mẹ có thể mua nước muối sinh lý ở các hiệu thuốc để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh. Ngoài công dụng làm loãng đờm thì nước muối sinh lý còn giúp ích cho việc hút mũi dễ dàng hơn. Nước muối sinh lý được khuyến cáo sử dụng bất cứ lúc nào trẻ bị nghẹt mũi, khó thở do đờm hay trước khi bú sữa. Đối với trẻ nhỏ, mẹ có thể nhỏ khoảng 2 - 3 giọt vào mỗi bên mũi, sau đó bế trẻ theo tư thế đứng để dịch đờm nhầy dễ dàng thoát ra. Đối với những trẻ lớn hơn, sau khi nhỏ mũi cho trẻ thì mẹ hãy khuyến khích trẻ xì mũi và nhẹ nhàng dùng khăn mềm để lau sạch lại.
Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi
Một trong những cách tiêu đờm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả đó là vỗ vào lưng trẻ. Mẹ hãy đặt trẻ trên đầu gối, khum bàn tay lại và nhẹ nhàng vỗ vào lưng trẻ để giúp trẻ tiêu đờm ở phế quản. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng chỉ nên vỗ nhẹ vào vùng phổi, tránh vỗ vào cột sống hay phần bụng của trẻ.
Khi trẻ bị nghẹt mũi, mẹ cần phải loại bỏ các tác nhân kích ứng xung quanh trẻ như bụi bẩn, nấm mốc, khói thuốc lá hay bất kỳ thứ gì có thể gây dị ứng cho trẻ. Đồng thời, thường xuyên vệ sinh chăn gối, đệm, quần áo của trẻ và các vật dụng khác trong nhà. Điều này cũng giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.
Hy vọng những chia sẻ về cách tiêu đờm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả trong bài viết trên đây có thể giúp mẹ có thêm nhiều mẹo nhỏ để chăm sóc bé con của bạn tốt hơn nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.