Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Mắt bé bị đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và biểu hiện của bệnh

Ngày 28/03/2022
Kích thước chữ

Khá nhiều bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng cho con khi thấy con bị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, đây chỉ là loại bệnh thông thường mà hầu như ai cũng mắc phải. Chỉ cần chăm sóc và để ý con một chút thôi là bệnh sẽ khỏi và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là căn bệnh mà hầu như đứa bé nào cũng bị mắc phải. Nguyên nhân là do điều kiện sống ở nơi ẩm ướt, thấp. Cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để có những phương pháp điều trị phù hợp chứ đừng tự ý chữa cho bé ngay tại nhà. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tình trạng mắt bé bị đỏ rõ hơn hơn qua bài viết dưới đây nhé. 

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ là do các siêu vi gây ra làm ảnh hưởng đến viêm kết mạc mắt thường. Kết mạc mắt là lớp màng niêm mạc lót ở bên trong mí mắt trên, mí mắt dưới và nhãn cầu phía trước, thường có màu trắng trong nhưng sẽ chuyển sang màu đỏ khi bị viêm nhiễm.

Nguyên nhân, triệu chứng và biểu hiện của mắt bé bị đỏ 1

Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt

Triệu chứng của mắt bé bị đỏ là gì?

Khi bệnh đau mắt ở trẻ em xuất hiện thì sẽ có những biểu tượng sau:

  • Mắt của bé có cảm giác bị đau, nóng, cộm, sưng mí, ngứa, sợ ánh sáng và nước mắt chảy liên tục.
  • Mỗi buổi sáng khi thức dậy, mắt bị đổ ghèn nhầy làm mí mắt dính vào với nhau. Chất tiết ghèn sẽ có màu xanh, vàng hoặc trắng và khi lau xong thì xuất hiện lại rất nhanh.
  • Hai mí mắt trên và dưới bị sưng do kết mạc nhãn cầu bị phù nề.
  • Hầu như chỉ xảy ra ở một bên mắt, hết một bên sẽ lây sang bên còn lại.
  • Ở trước tai có nổi nốt hạch.

Nguyên nhân làm cho mắt bé bị đỏ

Trong mắt bé có chứa virus Adenovirus hoặc do các vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, phế cầu tấn công mắt bé gây ra hiện tượng đau mắt đỏ. Đặc biệt là vào mùa hè, khi thời tiết giao mùa, xuất hiện lượng mưa nhiều làm không khí thời tiết ẩm thấp khiến cho sức đề kháng của bé yếu đi, cơ thể mệt mỏi, môi trường có nhiều khói bụi nên bệnh rất dễ bùng phát.

Nguyên nhân, triệu chứng và biểu hiện của mắt bé bị đỏ 2

Virus Adenovirus là nguyên nhân khiến cho bé bị đau mắt đỏ

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên mua bao tay để đeo cho bé vì trẻ nhỏ rất hay có thói quen là dụi mắt, làm vi khuẩn xâm nhập vào mắt khiến bé dễ bị bệnh đau mắt đỏ. Không chỉ vậy, vì bệnh này có khả năng lây nhiễm cao nên nếu để cho bé tiếp xúc với người bệnh bị đau mắt đỏ thì bé cũng sẽ bị bệnh luôn.

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua một số trường hợp như:

  • Nhìn trực tiếp vào mắt người bệnh.
  • Chạm vào những đồ vật của người bệnh đau mắt đỏ như bàn ghế, nắm tay cửa,...
  • Hay có thói quen dụi mắt khi chưa vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Dùng chung nguồn nước bị nhiễm bệnh.
  • Tập trung ở nơi đông người như trường học, bệnh viện,...

Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

Mắt bắt đầu đổ ghèn và lòng trắng chuyển dần sang màu đỏ là hai biểu hiện rõ ràng nhất khi mắc bệnh. Lúc đó, bé sẽ có cảm giác khó chịu, hay quấy khóc, khi ngủ dậy thì không mở được mắt do có nhiều ghèn.

Nguyên nhân, triệu chứng và biểu hiện của mắt bé bị đỏ 3

Mắt đổ nhiều ghèn là biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ

Trong trường hợp trẻ bị viêm kết mạc có giả mạc, tức là lớp màng trắng trong suốt nằm dưới mi thì sẽ khỏi lâu hơn so với những biểu hiện thông thường. Khi đó, trẻ sẽ bị sốt nhẹ, kho han, có hạch,... do bệnh gây ra.

Bệnh đau mắt đỏ sẽ tự hết trong khoảng thời gian là 7 - 10 ngày. Nếu cha mẹ thấy sau khoảng thời gian này mà mắt bé chưa có dấu hiệu suy giảm thì nên cho bé đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời, tránh để xảy ra các tình trạng như giảm thị lực, đau mắt hột, sẹo giác mạc, mù mắt,...

Những lưu ý khi chăm sóc bé bị đau mắt đỏ

Trẻ sơ sinh mắc bệnh đau mắt đỏ thường thấy khó chịu và quấy khóc, vì thế cha mẹ hãy lưu ý một vài điều sau để giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn:

  • Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng hằng ngày của bé như chăn ga, vỏ gối, khăn mặt, quần áo,...
  • Nên phân loại riêng khăn lau mắt, lau người và lau mặt cho bé.
  • Hạn chế cho bé ra ngoài đường để không lây nhiễm cho ai.
  • Không cho mắt bé tiếp xúc với các loại màn hình điện tử như điện thoại, máy tính.
  • Sử dụng bông gòn và nước muối sinh lý để rửa mắt cho bé.
  • Cho bé ăn các loại trái cây giàu chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
  • Tuyệt đối không nghe ai mách các phương pháp chữa bệnh dân gian để điều trị cho bé.

Tuy bệnh đau mắt đỏ là loại bệnh có mức độ nguy hiểm thấp nhưng lại có tốc độ lây nhiễm khá nhanh, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hằng ngày của bé. Không chỉ vậy, nếu bệnh đau mắt đỏ không được điều trị dứt điểm thì sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến thị lực của bé. 

Bé có thể bị lây nhiễm bởi người bệnh trước 2-3 ngày phát bệnh hoặc sau khi đã khỏi bệnh được 1 tuần. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là cho bé cách ly hoàn toàn với người mắc bệnh. 

Khi nào thì nên cho bé đi khám bác sĩ?

Mắt được xem là bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể, nhất là đối với trẻ sơ sinh thì đôi mắt càng dễ bị tổn thương. Do vậy, nếu thấy bé có những biểu hiện lạ thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc dùng các lá cây đắp lên mắt bé. Đó hoàn toàn là những phương pháp không có sự kiểm định và sẽ làm tổn thương đến mắt của bé. 

Mắt bé bị đỏ là căn bệnh phổ biến nên khi thấy con bị bệnh này, cha mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé. Nếu cha mẹ có điều gì thắc mắc muốn được nhà thuốc Long Châu tư vấn và giải đáp, hãy liên hệ ngay với số hotline để biết thêm nhiều thông tin. 

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.