Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau mắt hột có nguy hiểm không?

Ngày 02/04/2019
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau mắt hột có nguy hiểm không? là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Quá trình theo dõi, đánh giá mức độ bệnh đau mắt hột thì đây là căn bệnh rất dễ lây lan và khá nguy hiểm, có thể dẫn đến sẹo giác mạc, thị lực giảm, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Đau mắt hột có nguy hiểm không? là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Quá trình theo dõi, đánh giá mức độ bệnh đau mắt hột thì đây là căn bệnh rất dễ lây lan và khá nguy hiểm, có thể dẫn đến sẹo giác mạc, thị lực giảm, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

đau mắt hột có nguy hiểm khôngBệnh đau mắt hột có nguy hiểm không?

Bệnh đau mắt hột có nguy hiểm không?

Bệnh đau mắt hột có nguy hiểm không? Câu trả lời là có.

Bệnh đau mắt hột là tình trạng viêm nhiễm của kết mạc và giác mạc. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis, loại vi khuẩn khá phổ biến hiện nay. Nếu mắc bệnh mà không điều trị thích hợp, đúng phương pháp hoặc điều trị muộn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt và thậm chí dẫn đến mù lòa.

Có thể nói, bệnh đau mắt hột là nguyên nhân gây mù hàng đầu trên toàn thế giới. Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính có 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột. Những trường hợp này chủ yếu xảy ra ở những vùng nghèo, những nơi có lối sống kém, điều kiện y tế khó khăn. Ở Châu Phi, trong số trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ bị đau mắt hột có thể là 60% hoặc hơn.

Bạn sẽ không còn thắc mắc bệnh đau mắt hột có nguy hiểm không, vì ở giai đoạn nặng bệnh đau mắt hột sẽ dẫn đến mù lòa nếu không được chữa trị.

Vì sao bệnh đau mắt hột lại nguy hiểm?

Trong số những bệnh thuộc chuyên khoa mắt. Bệnh đau mắt hột được xem là một bệnh không nhẹ và khá nguy hiểm.

Lý do đầu tiên, bệnh đau mắt hột là một bệnh viêm, tiến triển mạn tính, do vi khuẩn gây ra nên rất dễ lây lan nếu bạn dùng chung đồ vật, khăn mặt, khẩu trang, mắt kính, sử dụng chung nguồn nước.

Bệnh đau mắt hột thường tiến triển rất âm thầm, kín đáo. Vì vậy, khi phát hiện ra thì bệnh đang trong giai đoạn nặng, mắt bị nhiều biến chứng khó phục hồi lại như ban đầu.

Kể cả khi bạn khỏi bệnh, những hột đã hình thành sẽ để lại sẹo trên kết mạc hoặc ở vùng rìa giác mạc. Mạch máu sẽ phát triển qua vùng rìa và xâm lấn vào giác mạc, có thể che lấp giác mạc và tạo thành màng khói hoặc sẹo đục làm giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mù lòa chính là kết quả cuối cùng của bệnh đau mắt hột, vậy bệnh đau mắt hột có nguy hiểm không, vì sao bệnh đau mắt hột lại nguy hiểm, sẽ không còn làm bạn thắc mắc nữa, đúng không nào?

Biến chứng của bệnh đau mắt hột

Chỉ khi bệnh đau mắt hột ở thể nặng, điều trị sai cách hoặc chưa được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm cho mắt về sau:

  • Viêm kết mạc phối hợp.
  • Sẹo giác mạc, giảm thị lực, nặng nhất sẽ dẫn đến mù lòa.
  • Xuất hiện lông quặm, gây đau mỏi mắt, tạo cảm giác khó chịu, chảy nước mắt sống.
  • Viêm giác mạc, loét giác mạc, khô giác mạc, khô mắt.

Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều, có thể gây bệnh mộng thịt, bệnh này sẽ phải tối kém chi phí phẫu thuật gỡ mây thịt.

Điều trị bệnh đau mắt hột

Trong trường hợp bạn gặp phải các triệu chứng như mắt đỏ, đau, cộm, xốn,... và nghi ngờ mình bị đau mắt hột, việc đầu tiên bạn cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đôi mắt. Tốt nhất nên dùng nước sạch để rửa mặt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Sau đó đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa mắt gần nhất để được bác sĩ kiểm tra mắt.

Nếu bạn chắc chắn rằng mình bị bệnh đau mắt hột thì phải theo phác đồ điều trị và tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt.

Trường hợp bệnh nhẹ, đơn thuần bạn có thể dùng tra mỡ kháng sinh có chứa Tetracyclin vào mắt mỗi ngày 4 - 6 lần. Dùng thêm thuốc kháng sinh để phát huy tác dụng của thuốc bôi Tetracyclin.

đau mắt hột có nguy hiểm khôngThuốc mỡ tra mắt Tetracyclin

Nếu bạn bị dị ứng với Tetracyclin bạn có thể dùng thuốc kháng sinh (một liều uống duy nhất) Azithromycin - dòng điều trị đầu tiên trong các trường hợp không biến chứng.

Đây là thuốc kháng sinh giết chết vi khuẩn giúp cơ thể tự chữa lành mắt. Tuy nhiên, bạn hãy tham khảo ý kiến y, bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Vì các y, bác sĩ sẽ xem tình trạng bệnh hiện tại của bạn để có chẩn đoán và kê toa phù hợp.

Bệnh đau mắt hột vẫn có thể bị trở lại trong những trường hợp cơ thể miễn dịch kém hoặc bệnh không được chữa khỏi dứt điểm. Vì vậy vấn đề giữ vệ sinh và bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể là hết sức quan trọng.

Cách phòng tránh bệnh đau mắt hột

đau mắt hột có nguy hiểm khôngPhòng ngừa đúng cách, bạn không phải lo đau mắt hột có nguy hiểm không.

Bạn đừng nên băn khoăn đau mắt hột có nguy hiểm không mà ngay bây giờ nên chủ động phòng bệnh để bảo vệ đôi mắt.

  • Để phòng tránh bệnh đau mắt hột bạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh những khu vực sinh sống, những vật dụng sinh hoạt cá nhân, vệ sinh cơ thể hằng ngày.
  • Nếu người thân trong nhà có người mắc bệnh, bạn cần cách ly những vật dụng họ đang xài, tuyệt đối không dùng chung những vật dụng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh như: khăn mặt, mắt kính, chậu nước, khẩu trang, hoặc ngủ chung (tránh tiếp xúc mắt trực tiếp).
  • Kiểm và và sử dụng nguồn nước sạch để sinh hoạt hằng ngày.
  • Hạn chế tối đa mắt tiếp xúc trực tiếp với khói bụi ô nhiễm.
  • Vệ sinh, tiêu diệt ổ bệnh từ ruồi.
  • Không được dụi mắt khi tay chưa sạch. Ở trẻ nhỏ thường không kiểm soát được hành động này, mỗi khi chơi đùa các bé thường dùng tay đang bẩn để dụi mắt. Khả năng mắc bệnh đau mắt hột ở trẻ em lại cao hơn người lớn, các bậc phụ huynh nên lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhằm làm tăng sức đề kháng, chống lại dịch bệnh, hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh. Đồng thời, cơ thể có sức đề kháng tốt cũng giúp bệnh mau khỏi.

Đến đây, có lẽ bạn sẽ không còn thắc mắc bệnh đau mắt hột có nguy hiểm không? mà bạn đã biết được bệnh nguy hiểm đến mức nào, và cũng đã nắm bắt được cách điều trị cũng như cách phòng ngừa bệnh đau mắt hột rồi phải không?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy có phương pháp phòng và điều trị kịp thời, đúng lúc để tránh những biến chứng nguy hiểm nhé!

Chân Chân

 

 

 

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm