Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Màu sắc tinh dịch có thể là dấu hiệu nhận biết những bất thường của sức khỏe và những bệnh lý tiềm ẩn. Nếu thấy tinh dịch có màu sắc lạ, nam giới nên đi khám bác sĩ ngay.
Màu sắc tinh dịch là một trong những yếu tố phản ánh sức khỏe sinh sản của nam giới. Tinh dịch có màu bất thường có thể cho biết thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Vậy tinh dịch có màu gì là bình thường? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua những thông tin sau.
Tinh dịch có màu như thế nào là bình thường?
Tinh dịch thường có tính kiềm nhẹ với độ pH dao động từ 7,2 - 7,8. Trong tinh dịch chứa phần lớn là nước, khoáng chất, protein, hormone và enzyme. Tinh dịch thường có mùi nhạt, thay đổi tùy theo loại thức ăn được mỗi người hấp thụ. Mùi tinh dịch thậm chí còn phản ánh tình trạng sức khỏe hay là dấu hiệu của những bệnh lý tiềm ẩn (như bệnh lây qua đường tình dục chẳng hạn).
Tần suất xuất tinh bình thường của nam giới là khoảng 2 - 3 lần/tuần. Tinh dịch được nam giới xuất ra ngoài thường có độ trong, màu trắng hoặc trắng xám. Nếu để quá lâu không xuất tinh, tinh dịch bị biến chất và có thể ngả sang màu vàng.
Màu sắc tinh dịch được quyết định bởi thành phần của nó. Đa số nam giới xuất tinh ra tinh dịch có màu trắng xám. Màu sắc có thể thay đổi đôi chút do những khác biệt về mặt di truyền, chế độ dinh dưỡng và sức khỏe tổng thể của mỗi người.
Trong một số trường hợp, màu sắc tinh dịch có thể biến đổi đôi chút (trắng hơn hoặc hơi ngả vàng). Tuy nhiên, những màu sắc lạ như màu xanh, đỏ hay nâu có thể cho biết tình trạng bất thường của tinh dịch, tổn thương niệu đạo hoặc các bệnh lý ngầm khác. Nếu nhận thấy tinh dịch có màu sắc khác thường, nam giới nên đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nên đi khám khi nhận thấy tinh dịch có màu bất thường.
Thường thì tinh dịch ngả vàng không phải là một tình trạng đáng lo ngại. Lý do là vì khoảng cách giữa các lần xuất tinh quá dài làm thay đổi màu sắc và kết cấu của tinh dịch. Điều này không gây nguy hiểm nhưng tinh dịch có độ đặc cao lại gây cản trở khiến tinh trùng khó di chuyển để thụ tinh cho trứng.
Tinh dịch màu trắng hoặc xám cho thấy sức khỏe bình thường, nhưng nếu xuất tinh ra tinh dịch trắng sữa thì đây là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Tinh dịch trắng sữa là triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng tinh hoàn hoặc những cơ quan hình thành tinh dịch khác. Kết quả là tinh dịch khi được xuất ra đặc quánh, có màu trắng đục và kèm theo mùi hôi.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là thói quen uống rượu bia và sử dụng chất kích thích khiến tinh trùng bị tiêu diệt ngay trong buồng tinh hoàn. Xác tinh trùng và vi khuẩn tích tụ khiến tinh dịch vón thành cục.
Tinh dịch có màu trắng như sữa đặc là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Tinh dịch chuyển màu xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nam khoa nguy hiểm:
Tinh dịch màu xanh là báo hiệu cho bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới.
Màu hồng hoặc đỏ trong tinh dịch là màu của máu tươi. Còn màu nâu là được tạo nên bởi máu cũ đọng lại trong đường tiết niệu bị oxy hóa. Nếu bắt gặp những màu sắc này thì có nghĩa là nam giới đã xuất tinh ra máu.
Tình trạng xuất tinh máu (hematospermia) có thể do: tổn thương trong khi quan hệ, bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm tuyến tiền liệt… Nam giới bị rối loạn cương dương cũng có thể bị xuất tinh ra máu nhưng không thường xuyên.
Thông thường, tinh dịch ngay khi được xuất ra có độ đặc sánh và hóa lỏng trong 5 phút. Nhưng nếu tinh dịch vừa được phóng ra đã loãng như nước thì điều này phản ánh tình trạng tinh trùng yếu.
Nhìn chung, tinh dịch có thể liên tục thay đổi màu sắc trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tinh dịch có màu lạ kèm theo những triệu chứng bất thường khác, nam giới nên đi khám bác sĩ ngay.
Uyên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.