Long Châu

Ung thư tinh hoàn: Tế bào phát triển bất thường ở tinh hoàn của nam giới

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh hiếm gặp ở nam giới. Khả năng điều trị khỏi bệnh khá cao, kể cả ở giai đoạn tế bào ung thư đã di căn ra ngoài tinh hoàn. Nguyên nhân gây ra ung thư tinh hoàn và điều trị như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Ung thư tinh hoàn là gì? 

Tinh hoàn là bộ phận của tuyến sinh dục nam nằm ở bìu, có vai trò sản xuất và dự trữ tinh trùng, đồng thời cũng tham gia vào hệ nội tiết với vai trò sản xuất ra hormon testosteron.

Ung thư tinh hoàn xảy ra khi những tế bào phát triển bất thường ở một hay hai tinh hoàn của nam giới. Bệnh chỉ chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam giới và thường gặp ở độ tuổi từ 15 tới 35 tuổi. 

Ung thư có thể điều trị khỏi kể cả khi bệnh đã di căn ra khỏi tinh hoàn. Theo thống kê khoảng 90% người bị ung thư tinh hoàn có thể chữa khỏi. 

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tinh hoàn

Một số triệu chứng của ung thư tinh hoàn là:

  • Xuất hiện khối u ở trong tinh hoàn;

  • Tinh hoàn sưng to;

  • Tinh hoàn đau hoặc khó chịu;

  • Đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc háng;

  • Đau lưng;

  • Phì đại mô vú;

  • Tích tụ chất lỏng trong bìu;

  • Cảm giác bìu nặng nề.

Ở giai đoạn cuối, ung thư tinh hoàn có những triệu chứng sau:

  • Tế bào ung thư lan tới các hạch bạch huyết ở phía sau bụng dẫn đến đau thắt lưng;

  • Hụt hơi;

  • Đau ngực;

  • Ho;

  • Đau bụng;

  • Đau đầu;

  • Lú lẫn.

Các giai đoạn của ung thư tinh hoàn

Ung thư thanh quản có 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư chỉ nằm ở trong tinh hoàn. 

  • Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã xâm lấn tới những hạch bạch huyết ở trong ổ bụng.

  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư di căn tới những cơ quan khác của cơ thể. Ung thư tinh hoàn cũng có thể di căn tới phổi, não, gan và xương.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. 

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến ung thư tinh hoàn

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra ung thư tinh hoàn. 

Ung thư tinh hoàn xảy ra khi những tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn bị đột biến dẫn tới những tế bào này phát triển bất thường hình thành khối u.

Đa số ung thư tinh hoàn thường xuất phát từ tế bào mầm (tế bào trong tinh hoàn sản xuất tinh trùng chưa trưởng thành). Tuy nhiên nguyên nhân khiến cho những tế bào mầm này bất thường vẫn chưa rõ nguyên nhân.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) ung thư tinh hoàn?

Tất cả nam giới đều có khả năng bị ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên những người ở độ tuổi từ 15 - 35 thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) ung thư tinh hoàn

Các yếu tố làm tăng nguy ung thư tinh hoàn:

  • Đã từng bị ung thư tinh hoàn;

  • Tiền sử gia đình có người bị ung thư tinh hoàn;

  • Người da trắng;

  • Người có tinh hoàn ẩn;

  • Tinh hoàn phát triển bất thường;

  • Tiền sử bị mắc một số bệnh như: Thoát vị bẹn, quai bị, tràn dịch màng tinh hoàn;

  • Uống rượu;

  • Hút thuốc.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Ung thư tinh hoàn

Chẩn đoán ung thư tinh hoàn bắt đầu bằng tiền sử bệnh và những triệu chứng lâm sàng. Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy như:

  • Siêu âm: Xem cấu trúc bên trong của tinh hoàn để tìm kiếm khối u.

  • Xét nghiệm máu: Khi bị ung thư tinh hoàn thì nồng độ alpha-fetoprotein hoặc beta-human chorionic gonadotropin tăng cao.

  • Chụp X-quang tim, phổi: Kiểm tra xem tế bào ung thư đã di căn tới tim, phổi chưa.

  • Xạ hình xương: Xác định xem các tế bào ung thư đã xâm lấn vào xương chưa.

  • Sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ trong tinh hoàn để tìm tế bào ung thư.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn hiệu quả

Có 3 phương pháp được sử dụng để điều trị ung thư tinh hoàn. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bệnh nhân có thể được điều trị bằng một hay kết hợp nhiều phương pháp.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được tiến hành để cắt bỏ một hoặc hai tinh hoàn và những hạch bạch huyết xung quanh.

Xạ trị

Xạ trị là biện pháp sử dụng một chùm năng lượng mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của chúng.

Hóa trị

Hóa trị là một biện pháp điều trị ung thư bằng hóa chất, được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc kiểm soát sự phát triển của các khối u. Đây là phương pháp điều trị toàn thân, nên có thể tiêu diệt những tế bào ung thư đã di căn tới bộ phận khác của cơ thể.

Trường hợp, ung thư tinh hoàn rất nặng. Bệnh nhân được cấy ghép tế bào gốc trước khi hóa trị. Những tế bào gốc này sẽ phát triển thành tế bào máu khỏe mạnh.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư tinh hoàn

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Tham khảo chế độ dinh dưỡng từ chuyên gia y tế.

Phương pháp phòng ngừa ung thư tinh hoàn hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Hạn chế những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

  • Thường xuyên xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng kết hợp luyện tập phù hợp giúp năng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh.

  • Tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên.

  • Tầm soát ung thư thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị.

Cách tự kiểm tra tinh hoàn:

  • Kiểm tra ở thời điểm cơ thể đang thư giãn.

  • Đứng trước gương, nâng nhẹ bìu và kiểm tra vết sưng hoặc bầm tím ở trong bìu.

  • Cảm nhận trọng lượng và kích thước của 2 bên tinh hoàn.

  • Nắn bóp nhẹ tinh hoàn để xem có khối u trong tinh hoàn không.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.healthline.com/health/testicular-cancer

  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/testicular-cancer-care/symptoms-causes/syc-20352986

  3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/testicular-cancer-care/diagnosis-treatment/drc-20352991

Các bệnh liên quan