Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Mấy tháng cho bé tập ngồi? Cách giúp bé tập ngồi đúng cách và an toàn

Ngày 19/09/2024
Kích thước chữ

Cột mốc quan trọng đối với sự phát triển của trẻ là khi bé bắt đầu học cách ngồi. Việc bé học được cách ngồi vững sẽ là sự mở đầu cho bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh. Vậy mấy tháng cho bé tập ngồi là thích hợp? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cách cho bé tập ngồi qua bài viết sau đây nhé!

Nhiều bậc phụ huynh đặt câu hỏi mấy tháng cho bé tập ngồi là đúng cách trong giai đoạn trẻ đang phát triển. Để giúp bé tập ngồi và phát triển toàn diện hiệu quả, đúng cách, bạn có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Mấy tháng cho bé tập ngồi?

Để trả lời cho câu hỏi mấy tháng cho bé tập ngồi là đúng, việc tập ngồi nên được áp dụng dựa trên từng thời kỳ phát triển của trẻ. Nhiều bé thường bắt đầu tập ngồi vào khoảng 6-8 tháng tuổi, nhưng cũng có trường hợp các bé sẽ biết ngồi sớm hơn, vào khoảng 4 tháng tuổi. Bố mẹ nên để ý và kiểm tra cấu trúc xương của trẻ trước khi cho con tập ngồi, chỉ nên cho trẻ bắt đầu tập ngồi khi xương của con đã bắt đầu trở nên cứng cáp hơn. 

Mấy tháng cho bé tập ngồi: Cách giúp bé tập ngồi đúng cách và an toàn 1
Mấy tháng cho bé tập ngồi là thắc mắc của nhiều phụ huynh

Ngoài ra, bé cũng cần có khả năng giữ thẳng cổ và đầu thì mới nên tập ngồi để đảm bảo an toàn cho bé. Thông thường, trẻ ở độ tuổi 3 tháng đã biết cách lật và nằm sấp người, việc này là do phần thân trên của trẻ đã bắt đầu trở nên cứng cáp hơn so với lúc chào đời. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất để cho bé tập ngồi là khi bé đã 6 tháng tuổi, lúc này phần khung xương của bé đã phát triển vững vàng hơn. Các giai đoạn tập ngồi thường thấy ở trẻ em bao gồm:

Giai đoạn từ 3-4 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, các cơ đầu và cổ của bé sẽ phát triển nhanh và dần trở nên cứng cáp hơn. Bé sẽ bắt đầu học được cách lật người qua lại và cách ngẩng cao đầu và giữ tư thế đó khi nằm sấp. Bé cũng sẽ học cách dùng tay đẩy thân trên lên và giữ cho ngực không chạm đất. Đây là những bước đầu trong quá trình giúp bé tập làm quen với việc tập ngồi mà không có điểm tựa.

Giai đoạn từ 5-6 tháng tuổi

Thông thường, khi trả lời câu hỏi mấy tháng cho bé tập ngồi được thì câu trả lời phổ biến nhất là trong khoảng từ 5-6 tháng tuổi. Lúc này, hầu hết trẻ đều đã có thể nhấc cơ thể lên cao để bắt đầu tự tập ngồi. Ban đầu, bé sẽ chỉ ngồi được trong một chút vì không có điểm tựa và chưa quen với việc ngồi. Bằng cách luyện tập mỗi ngày, bé sẽ tìm được cách cân bằng cơ thể và học được cách chống hai tay xuống đất để làm điểm tựa.

Giai đoạn từ 7-9 tháng tuổi

Cổ và cơ lưng của bé đã phát triển nhiều hơn ở giai đoạn này, bé có thể ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ hay chống tay xuống đất để giữ thăng bằng như trước nữa. Khi cơ thể bé đã cứng cáp hơn, bé đã có thể tập xoay người khi ngồi và bắt đầu khám phá mọi thứ xung quanh mình. Dù vậy, cha mẹ vẫn cần phải chú ý theo sát con trong quá trình tập ngồi để tránh việc bé bị ngã, phụ huynh nên ngồi phía sau và vòng tay quanh người bé để có thể đỡ bé một cách an toàn.

Mấy tháng cho bé tập ngồi: Cách giúp bé tập ngồi đúng cách và an toàn 3
Giai đoạn từ 7-9 tháng tuổi, bé có thể ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ

Cách giúp bé tập ngồi đúng cách và an toàn

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tập ngồi, bạn nên giúp bé tập các bài tập để làm quen với tư thế ngồi. Cụ thể như sau:

Khuyến khích bé nằm sấp nhiều hơn

Trước khi sẵn sàng tập ngồi, bé cần được rèn khả năng giữ đầu ổn định. Khi nằm sấp và ngẩng đầu lên, bé sẽ được rèn luyện cơ lưng và cổ. Do đó, bạn nên để bé nằm sấp và đặt đồ chơi bé thích ở trước mặt để bé nâng đầu lên. Hãy lặp lại động tác này thường xuyên để tập cho bé cách cân bằng trọng lượng cơ thể khi ngồi. Mặt khác, bạn cũng có thể để đồ chơi ở 1 góc vừa đủ cho bé nhìn thấy để khuyến khích bé nâng cơ thể lên để tìm đồ chơi.

Làm điểm tựa cho bé tập ngồi

Bạn có thể giúp bé làm quen với việc ngồi bằng cách làm điểm tựa cho bé và ôm bé ngồi vào lòng. Đặt món đồ chơi yêu thích của bé trước mặt và để bé ngồi chơi trong lòng bạn. Điều này giúp bé làm quen với cảm giác ngồi và tăng cường sức mạnh của cơ lưng.

Di chuyển bé thường xuyên

Bạn nên tập cho bé di chuyển để bé làm quen với sự vận động. Hãy giữ người bé và giúp bé lăn nhẹ nhàng trên nệm hoặc chăn mềm. Thực hiện bài tập này thường xuyên để giúp định hướng cho bé tự vận động.

Mấy tháng cho bé tập ngồi: Cách giúp bé tập ngồi đúng cách và an toàn 2
Hãy giữ người bé và giúp bé lăn nhẹ nhàng trên nệm để bé làm quen với sự vận động

Cho bé chơi khi ngồi

Khi bé đã 9 tháng tuổi và bắt đầu quen với tư thế ngồi, bạn nên khuyến khích bé ngồi càng nhiều càng tốt. Hãy đặt những món đồ chơi xung quanh và trong tầm với của bé để kích thích sự tò mò của bé. Cha mẹ nên theo dõi bé khi chơi để có thể đỡ bé kịp thời nếu bé ngã.

Những lưu ý khi cho bé tập ngồi

Mặc dù trẻ chưa có khả năng tự di chuyển xung quanh, nhưng trong quá trình cho trẻ tập ngồi, cha mẹ luôn phải để mắt đến trẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên che chắn các đồ vật có thể gây nguy hiểm cho trẻ để chuẩn bị cho việc bé có thể sẽ tự di chuyển được nhiều hơn.

Sử dụng nắp để đậy các ổ cắm điện trong các phòng bé hay nằm.

Khép cửa tủ và các cửa phòng vệ sinh, lắp các rào chắn bảo vệ trẻ em ở cầu thang để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Cất các vật liệu độc hại và các dụng cụ nguy hiểm như dao kéo, băng keo,... ở nơi ngoài tầm với của trẻ.

Điều chỉnh độ cao của nôi em bé khi trẻ đã học được cách ngồi để khi trẻ kéo người lên sẽ không đạt được tới độ cao của nôi.

Thắt dây an toàn khi cho trẻ ngồi ghế cao và xe tập đi hoặc các thiết bị ngồi khác. Trẻ nên có thêm sự hỗ trợ từ dây đai để tránh bị mệt khi ngồi quá lâu.

Không đặt ghế ngồi của trẻ ở quá cao, trong nước hoặc gần nước.

Mấy tháng cho bé tập ngồi: Cách giúp bé tập ngồi đúng cách và an toàn 4
Không đặt ghế ngồi của trẻ ở quá cao, trong nước hoặc gần nước

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời thắc mắc mấy tháng cho bé tập ngồi được và làm thế nào để giúp bé tập ngồi đúng cách. Việc tập ngồi là cột mốc khởi đầu cho sự phát triển nhanh chóng của trẻ. Tuy vậy, cha mẹ không nên lo lắng và ép con tập ngồi quá sớm mà hãy để con tự phát triển. Việc tập ngồi cũng nên được cha mẹ luôn luôn giám sát kỹ càng để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình phát triển của trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin