Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mẹ nên làm gì khi con bị hăm tã?

Ngày 12/10/2020
Kích thước chữ

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng có làn da non nớt và hết sức mỏng manh. Do đó, trẻ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố thời tiết, môi trường hay cách chăm sóc của bố mẹ,… gây ra tình trạng hăm tã.

Hăm tã còn được gọi là viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng da bé mặc tã. Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là thường gặp do trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu. Bệnh thường do tã không được thay hoặc bị ướt thường xuyên hoặc do da bị cọ xát nhiều. Hãy đọc bài viết sau để biết nên làm gì khi con nhỏ bị hăm tả.

Nguyên nhân hăm tã ở trẻ nhỏ

Mẹ nên làm gì khi con bị hăm tã 1Hăm tã là một tình huống cũng rất thường gặp ở trẻ

Hăm tã là một tình huống cũng rất thường gặp ở vùng mông, bẹn của trẻ làm da bị đỏ và đau, rát. Các nguyên nhân gây ra thường là:

  • Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
  • Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu.
  • Nước tiểu của bé đọng lại quá lâu trên bỉm, tã, quần áo khi mẹ chưa thay kịp tạo môi trường cho nấm và vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm da 
  • Da của bé quá nhạy cảm.
  • Tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé.
  • Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.
  • Quần lót bằng nhựa có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô nhưng nó lại không thông thoáng và làm da của bé giữ ẩm, dẫn đến hăm tã.
  • Quá lạm dụng phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.

Cách chữa trị hăm tã mẹ nên biết

Cách trị hăm tã bằng dầu dừa: Với đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, dầu dừa là loại “thuốc tự nhiên” giúp trị hăm tã rất phổ biến. Để trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da phát ban nhằm làm dịu và giúp da ẩm, mềm. Tuy nhiên, trước khi thoa, bạn hãy nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng và nhớ chỉ dùng dầu dừa nguyên chất để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.

Mẹ nên làm gì khi con bị hăm tã 2Dầu dừa nguyên chất có thể trị hăm tã hiệu quả

Trị hăm tã bằng sữa mẹ: Sữa mẹ là một phương thuốc trị hăm tã vừa hiệu quả lại vừa ít tốn kém. Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, làm sạch da, từ đó giúp giảm các triệu chứng hăm tã. Để trị hăm tã bằng sữa mẹ, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm và để khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã mới.

Trị hăm tã bằng giấm: Nước tiểu có tính kiềm, nếu bé tiếp xúc trong thời gian dài mà không được thay tã mới sẽ dễ gây bỏng, dẫn đến hăm tã, phát ban. Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng giấm để trung hòa, cân bằng lại độ pH. Để trị hăm tã bằng giấm, bạn có thể cho nửa chén giấm vào nửa xô nước và ngâm tã vải của bé vào dung dịch này. Ngoài ra, bạn có thể pha một thìa cà phê giấm trắng vào nước và dùng dung dịch này để lau cho bé khi thay tã.

Trị hăm tã bằng lô hội: Lô hội có đặc tính chống viêm, không những vậy lô hội còn rất giàu vitamin E, nên đây là một “vị thuốc” có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hăm tã cho bé. Bạn chỉ cần cắt một lát mỏng lá lô hội và thoa lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé. Tuy nhiên, bạn cần chọn mua lá lô hội ở các địa chỉ uy tín, không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản để tránh làm tổn thương da bé.

Trị hăm tã bằng tinh dầu tràm trà: Với đặc tính khử trùng và kháng khuẩn, tinh dầu tràm trà là loại tinh dầu được sử dụng để điều trị hăm tã rất hiệu quả mà bạn nên biết. Bạn có thể pha 3giọt tinh dầu tràm trà với dầu nền rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm tã của bé. Chắc chắn, sau vài ngày bạn sẽ thấy vùng da bị tổn thương của bé lành lại rất nhanh chóng đấy. Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng một số loại kem hăm như Sudocrem 60g, Bepanthen,....

Một số biện pháp ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em

Mẹ nên làm gì khi con bị hăm tã 3Một số biện pháp ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em

  • Rửa sạch mông, bẹn cho trẻ thường xuyên sau khi trẻ đi tiêu hoặc đi tiểu.
  • Để mông thoáng mát nhiều lần trong ngày.
  • Để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm nên rửa tay sạch trước và sau khi thay tã cho bé.
  • Nên sử dụng loại tã lót ít dùng chất tạo mùi, ít hoá chất chừng nào tốt chừng nấy.
  • Thay tã cho bé một cách thường xuyên.
  • Sử dụng nước ấm sạch để vệ sinh vùng mặc tã cho bé.
  • Đổi nhãn hiệu tã nếu thấy bé bị kích ứng.
  • Sử dụng kem chống hăm tã có tính bảo vệ và ngăn ngừa cho da bé.

Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:bệnh hăm