Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị hăm da, gây đau đớn và khó chịu khiến trẻ quấy khóc thường xuyên. Nhiều cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề tiêu chảy có thể gây hăm da ở trẻ, chưa chăm sóc đúng cách khiến vết hăm da do tiêu chảy lan rộng và tiến triển nặng nề hơn.
Hăm da do tiêu chảy là một trong những trường hợp hăm da khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi trẻ gặp phải tình trạng này, cha mẹ cần làm gì để giúp con cảm thấy thoải mái và nhanh chóng hồi phục?
Tiêu chảy là cách cơ thể tự đào thải vi khuẩn và hầu hết các đợt tiêu chảy kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có thể kèm theo sốt, buồn nôn, nôn, chuột rút, mất nước và thậm chí là phát ban. Một số lý do phổ biến nhất khiến trẻ em bị tiêu chảy bao gồm:
Mất nước là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy nhẹ thường không gây mất nước đáng kể, nhưng tiêu chảy vừa hoặc nặng thì có thể. Bên cạnh mất nước thì tình trạng hăm da do tiêu chảy cũng là vấn đề mà cha mẹ cần quan tâm.
Hăm da do tiêu chảy là tình trạng da bị kích ứng, đỏ và đau do tiếp xúc lâu dài với phân và nước tiểu, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị tiêu chảy, phân lỏng và tần suất đi tiêu nhiều hơn, làm tăng khả năng da tiếp xúc với chất thải. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tiếp xúc của da với các enzym, vi khuẩn và độ ẩm trong phân, gây phá hủy hàng rào bảo vệ tự nhiên của da.
Hăm da do tiêu chảy nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây loét vung da xung quanh hậu môn, nhiễm trùng đường tiết niệu và thậm chí là nhiễm trùng huyết cực kì nguy hiểm.
Theo nhiều thống kê khác nhau, hăm da do tiêu chảy phổ biến hơn ở trẻ em dưới 3 tuổi và bé trai có nhiều khả năng bị ảnh hưởng hơn bé gái. Trẻ bị tiêu chảy trên 10 lần trong 24 giờ có nguy cơ cao bị hăm da. Ngoài ra, cha mẹ sử dụng tã lót không đúng cách cũng có thể gây hăm tã ở trẻ khi tiêu chảy. Vì hậu môn là khu vực ít khi tiếp xúc trực tiếp nên khó quan sát và phát hiện sớm các vết mẩn ngứa do tiêu chảy gây ra.
Hăm da do tiêu chảy, hay còn gọi là viêm da do hăm tã, thường xảy ra khi da tiếp xúc quá lâu với phân, nước tiểu hoặc độ ẩm. Một số nguyên nhân gây hăm da do tiêu chảy bao gồm:
Trẻ em rất dễ bị hăm da, nhất là khi trẻ bị tiêu chảy, nguy cơ hăm da tăng lên rất nhiều. Nếu tình trạng hăm da do tiêu chảy có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào như vùng da bị nhiễm trùng hoặc xuất hiện các nốt mụn nước, cha mẹ nên cho trẻ đi khám và điều trị từ sớm.
Nếu vết hăm da do tiêu chảy ở mức độ nhẹ và vết mẩn đỏ chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu sau khi hết tiêu chảy, bạn có thể thoa kem chống hăm cho trẻ để làm mịn vùng da quanh hậu môn, ngăn ngừa viêm nhiễm. Một số loại kem bôi có thể sử dụng trong giai đoạn này là Sudocrem, Bepanthen, Skin Bibi... Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý vệ sinh vùng hậu môn thường xuyên, lau khô cho trẻ sau khi vệ sinh và luôn giữ vùng kín của trẻ luôn khô ráo.
Nếu hăm tã nặng và phát triển thành vết loét, thuốc mỡ trị hăm tã lúc này phải dùng thuốc kháng khuẩn mạnh để điều trị vết loét. Nếu hăm tã không đáp ứng với kháng sinh, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ da liễu để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của tình trạng, sau đó có thể kê đơn thuốc bôi để ngăn ngừa viêm nhiễm. Để phòng ngừa và điều trị hăm da do tiêu chảy, có thể áp dụng các biện pháp như:
Hăm da do tiêu chảy là tình trạng xảy ra ở trẻ sau khi bị tiêu chảy và nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng toàn thân nguy hiểm khác. Khi cha mẹ nhận thấy con có những triệu chứng bất thường thì nên đưa ngay con đến bệnh viện da liễu để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.