Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mẹo chữa đau mắt hột vừa tiết kiệm vừa hiệu quả

Ngày 12/04/2022
Kích thước chữ

Đau mắt hột là một trong những bệnh nhiễm trùng về mắt gây nguy hiểm đến giác mạc. Bệnh không giới hạn độ tuổi, tuy nhiên những người sống trong môi trường thiếu vệ sinh có khả năng mắc cao hơn.

Đau mắt hột là bệnh thường xảy ra ở góc mí mắt trên hoặc mí mắt dưới. Đau mắt hột là bệnh do vi khuẩn có tên Chlamydia trachomatis xâm nhập và phát triển khu vực mí mắt, gây ra hiện tượng viêm quanh giác mạc và kết mạc của người bệnh. Bệnh đau mắt hột có khả năng lây lan nhanh chóng khi tiếp xúc trực tiếp qua các bộ phận mắt, mũi, miệng của người bệnh. Khuyến cáo người lành không nên sử dụng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân của người mắc bệnh để tránh bị lây nhiễm.

Các giai đoạn của bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột nếu không chăm sóc kĩ, bệnh có thể phát triển qua 5 giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Viêm nang

Đây là giai đoạn vi khuẩn bắt đầu xâm nhập gây ngứa nhẹ và đỏ quanh mắt. Trong trường hợp do ngứa khiến người bệnh dụi mắt nhiều, sẽ làm mắt tổn thương và tình trạng đau nặng hơn.

Giai đoạn 2: Viêm cường độ cao

Sau 7 - 12 ngày bệnh phát triển, mí mắt (trên hoặc dưới) của người bệnh sẽ trở nên sưng đỏ và mưng mủ. Khả năng lây nhiễm ở giai đoạn này cực kỳ cao. Khi phát hiện bản thân bị viêm mí mắt, người bệnh không tiếp xúc với những người xung quanh nhằm hạn chế lay lan.

Giai đoạn 3: Giai đoạn hình thành sẹo

Khi có các triệu chứng trên, bệnh nhân nên đến phòng khám chuyên khoa để có hướng dẫn điều trị để nhanh khỏi và hạn chế để lại sẹo nhất có thể. Trong trường hợp chủ quan có thể bị nhiễm trùng và để lại sẹo ở mí mắt. Vết sẹo có thể nằm bên trong mí mắt, tuy nhiên có rất nhiều trường hợp sẹo có thể bị biến dạng gây mất thẩm mỹ.

Giai đoạn 4: Lông mi mọc ngược

Khi mí mắt bị biến dạng do sẹo, lúc này, mí mắt sẽ lộn ngược vào bên trong khiến cho lông mi cũng bị mọc ngược theo, có khả năng làm trầy xước lớp giác mạc của mắt.

Giai đoạn 5: Có thể bị mờ giác mạc

Khi lông mi liên tục cọ xát vào giác mạc, khiến giác mạc bị tổn thương nhưng không có cách điều trị kịp thời, lâu dần sẽ dẫn đến mờ giác mạc, nếu không chữa kịp thời có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Theo như thống kê, số ca mắc đau mắt hột chủ yếu ở các đất nước đang phát triển có điều kiện vệ sinh kém, chưa đảm bảo như: Ấn Độ, Châu Phi và các nước Đông Nam Á. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa đau mắt hột triệt để.

Nguyên nhân bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột do nhiễm trùng có thể xảy ra ngay khi người lành bị dính dịch tiết ra từ mắt của người đang bị bệnh. Bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp từ mắt người bệnh sang mắt người lành hoặc lây nhiễm gián tiếp do côn trùng mang nguồn bệnh từ mắt người bệnh lây sang cho người lành. Các yếu tố đẩy nhanh nguy cơ nhiễm bệnh được kể đến như sau:

  • Không có nhà vệ sinh hay khu vực sinh sống có nhiều côn trùng có thể làm bùng phát dịch bệnh đau mắt đỏ.
  • Sống trong khu vực dân cư đông đúc, thường xuyên phải tiếp xúc và sử dụng chung vật dụng với bệnh nhân sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
  • Trẻ em từ 4 - 6 tuổi chưa có khả năng tự vệ sinh tốt.
  • Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị lây nhiễm bệnh đau mắt hột.
Nguyên nhân và mẹo chữa đau mắt hột hiệu quả1 Nguyên nhân bệnh đau mắt hột là do nhiễm trùng gây ra

Triệu chứng của bệnh đau mắt hột

Đau mắt hột là bệnh tương đối dễ phát hiện bởi lúc này người bệnh có thể bị ngứa mắt và rất khó chịu. Một vài triệu chứng dễ nhận biết của bệnh đau mắt hột như sau:

  • Ngứa và khó chịu vùng mắt và mí mắt.
  • Mắt luôn ẩm ướt, có dịch nhầy có mủ màu vàng.
  • Khu vực mí mắt bị nhiễm khuẩn có hiện tượng sưng, thường bị ở góc mí mắt trên hoặc mí mắt dưới.
  • Cảm thấy rất khó chịu khi tiếp xúc ánh sáng.

Mẹo chữa đau mắt hột hiệu quả

Đối với những trường hợp bị đau nhẹ, bệnh đau mắt hột sẽ được tự chữa theo hướng dẫn của bác sĩ tại nhà. Với những trường hợp rơi vào giai đoạn đã hình thành sẹo và lông mi mọc ngược, lúc này phải cần đến sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa. Với những trường hợp nhẹ có thể sử dụng mẹo chữa đau mắt hột như sau:

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Khi bị đau mắt hột, cần giữ vệ sinh sạch sẽ. Nên dùng nước sạch để rửa mặt và rửa mắt. Không được dùng tay bẩn dụi vào mắt. Khi mắt cảm giác ngứa nên sử dụng khăn mặt cá nhân vệ sinh mắt thường xuyên.

Chườm nóng sẽ giúp cho người bệnh đau mắt hột dễ chịu

Mẹo chườm nóng có các tác dụng giúp các tuyến lệ dưới mí mắt tăng tiết nước mắt nhằm đẩy vi khuẩn cũng như các vật thể lạ ra khỏi mắt, giúp lưu thông máu dễ dàng hơn, giảm đau, giảm viêm hiệu quả. Người bệnh sử dụng khăn cá nhân cuộn tròn lạị với kích cỡ vừa phải. Hơ nóng khăn với nhiệt độ vừa phải rồi áp lên mắt. Thực hiện vài lần đến khi mắt đỡ đau và đỡ sưng hơn. Ngoài ra, có thể nhúng khăn vào nước ấm, vắt khăn khô ráo, sau đó đắp lên mắt cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Nguyên nhân và mẹo chữa đau mắt hột hiệu quả2 Chườm nóng là mẹo chữa đau mắt hột hiệu quả

Sử dụng lô hội hay nha đam để hỗ trợ điều trị bệnh đau mắt hột

Nha đam có công dụng chữa bệnh đau mắt hột rất hiệu quả với đặc tính kháng khuẩn cao, giúp tránh khỏi sự lây nhiễm và ngăn ngừa sự tái phát, đặc biệt loại thảo dược này rất an toàn với mọi lứa tuổi. Người bệnh có thể cắt một phần lá nha đam, rửa sạch. Nhắm mắt lại và đặt phần nhựa lên trên mắt trong khoảng 5 – 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Nguyên nhân và mẹo chữa đau mắt hột hiệu quả3 Sử dụng lô hội – nha đam để hỗ trợ điều trị bệnh đau mắt hột

Dùng nước muối sinh lý

Việc sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt giúp cho mắt ẩm hơn, dùng thuốc nhỏ mắt thường xuyên trong quá trình chữa đau mắt hột nhằm sát khuẩn cho mắt và phần nào loại bỏ vi khuẩn gây bệnh ra bên ngoài.

Bệnh đau mắt hột là bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra với thời gian lành bệnh khá lâu. Người bệnh cần đề cao việc phòng bệnh cho bản thân cũng như những người xung quanh. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin có ích về nguyên nhân và mẹo chữa trị bệnh đau mắt hột. Nếu cảm thấy tình trạng bệnh của mình đang chuyển biến nặng hơn, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị nhé!

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin