Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Môi âm hộ tuy là một bộ phận nhỏ bé nhưng lại nắm giữ nhiều chức năng quan trọng đối với chị em phụ nữ. Cùng với tử cung, nó cũng có khả năng mang lại nhiều khoái cảm tình dục ở nữ giới bên cạnh chức năng bảo vệ, che chắn vốn có.
Nhiều chị em khi lập gia đình có mối lo ngại việc môi âm hộ không hồng hào, biến dạng hoặc giảm sự xinh xắn nên chọn lựa nhiều phương pháp thẩm mỹ. Thế nhưng, chị em đã biết hết về các thông tin “cô bé” của mình chưa? Cùng tìm hiểu ngay trước khi quyết định "trùng tu" em nó nhé!
Môi âm hộ (labia) là một phần trong cấu tạo của âm đạo, bên trong hệ thống cơ quan sinh dục nữ giới. Bộ phận này nằm bên ngoài âm đạo, bao gồm môi lớn và môi nhỏ. Âm hộ và các bộ phận khác trong bộ phận sinh dục nữ sẽ nằm ở phần dưới cùng của bụng xuống đến phần xương chậu, dưới ruột và trước hậu môn.
Trong môi âm đạo, môi bé là hai vạt mô mỏng nằm hai bên cửa âm đạo. Trong khi đó môi lớn sẽ là hai vùng mô bao bọc môi bé. Môi âm hộ sẽ bao quanh và bảo vệ âm vật cũng như các lỗ mở âm vật cùng niệu đạo.
Các mô sinh dục có thể khác biệt theo thời gian tùy vào sự thay đổi hormone ở từng người. Chính điều này sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng về kích thước, màu sắc, hình dạng hoặc đặc điểm của môi âm hộ. Thông thường, ở các bé gái mới sinh, phần môi âm hộ sẽ có màu hồng nhạt, mịn màng, bằng phẳng. Tuy nhiên khi vào giai đoạn dậy thì, môi âm hộ có thể xuất hiện nếp nhăn và phần lông mu bắt đầu mọc.
Đến độ tuổi cuối giai đoạn dậy thì hoặc trưởng thành, màu da của môi âm hộ có phần sẫm hơn, phần lông mu mọc nhiều hơn có dấu hiệu xoăn. Phụ nữ mang thai và sau sinh cũng sẽ màu môi âm hộ sẫm hơn. Với phụ nữ mãn kinh, môi âm hộ bị teo nhiều hơn, kém đàn hồi và phần lông mu thưa dần.
Kích thước và hình dạng của môi âm hộ có sự khác biệt giữa từng người. Thậm chí, kích thước hai bên môi âm hộ của cùng một người cũng có sự khác nhau. Có người có môi bé không đối xứng khi một bên dài hơn hoặc môi bé dài lủng lẳng hay thậm chí không nhìn thấy môi bé. Chỉ cần chị em không cảm thấy đau hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì không cần phải lo lắng về kích thước và hình dạng của em nó.
Môi âm hộ được xem là một trong những vùng gây kích thích cảm giác tình dục ở nữ giới. Khi được kích thích, phần môi này sẽ sưng lên do lưu lượng máu di chuyển về đây tăng dần vì thế nên thường sẽ có màu đỏ hoặc sẫm.
Ngoài khả năng “gia tăng kích thích” kể trên, môi âm hộ còn đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh sản và sinh lý. Chẳng hạn như, bộ phận này sẽ thực hiện chức năng như một lá chắn, bảo vệ và che chở cho hệ thống cơ quan sinh dục nữ. Toàn bộ cấu tạo của âm hộ chính là trung tâm cơ quan sinh sản của nữ giới. Chất nhờn tiết ra từ các cơ quan bên trong âm hộ giúp làm sạch, ngăn ngừa vi khuẩn và bảo vệ âm đạo được sạch sẽ. Ngoài ra, thông qua đường âm đạo hoặc xem tình trạng của âm hộ mà các bác sĩ phụ khoa có thể đánh giá tình trạng sức khỏe phụ khoa của phụ nữ.
Là tình trạng kích thước của một hoặc hai bên môi phì đại bất thường. Một bên môi lớn hơn bên còn lại hoặc môi bé có kích thước lớn hơn cả môi lớn. Những trường hợp này thường vô hại, không gây ra bệnh lý nghiêm trọng cho phụ nữ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể can thiệp thẩm mỹ nếu muốn “trùng tu” lại kích thước hai bên môi âm hộ.
Tình trạng này thường xuất hiện ở các bé gái còn nhỏ, trước tuổi dậy thì và sẽ biến mất khi bé lớn hơn. Nếu như dính môi âm hộ gây ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bé, ba mẹ có thể tư vấn các bác sĩ để được can thiệp tách môi âm hộ.
Khi môi âm hộ bị sưng có thể là do nhiễm khuẩn hoặc thiếu cân bằng hệ vi sinh hoặc bị tạo nhiều áp lực trong chuyện chăn gối. Tình trạng môi âm hộ bị sưng kèm theo các cơn đau, rát hoặc chảy dịch, bạn cần đến thăm khám các bác sĩ phụ khoa ngay.
Là tình trạng tuyến Bartholine trong âm hộ bị tổn thương. Các tuyến Bartholine có vai trò giúp giữ chất dịch vào trong bề mặt môi bé của âm hộ để giữ ẩm, giúp dương vật di chuyển trơn tru hơn. Khi tuyến này bị tắt nghẽn, chất dịch chuyển ngược vào bên trong tạo thành các u nang. Lâu dần có thể hình thành áp xe tuyến Bartholine nguy hiểm.
Chẳng hạn như bệnh vảy nến, mọc mụn cóc, mụn rộp sinh dục, địa y Sclerosus,... đều ảnh hưởng đến làn da vùng môi âm hộ.
Chị em không cần quá lo đến màu sắc và kích thước của môi âm hộ. Thay vào đó hãy chăm sóc kỹ lưỡng vùng nhạy cảm này thông qua các phương pháp sau:
Môi âm hộ khỏe mạnh sẽ giúp chị em càng tự tin hơn trong cuộc sống. Vậy nên, tạm gác lại mối lo về màu sắc hay kích thước mà hãy quan tâm và chăm sóc sức khỏe vùng nhạy cảm tốt hơn nhé! Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của Nhà thuốc Long Châu.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.