Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Áp xe tuyến Bartholin không phổ biến nhưng biến chứng của nó lại có thể đe dọa thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Triệu chứng của bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và chất lượng cuộc sống người bệnh.
Thống kê cho thấy gần 2% phụ nữ có thể bị áp xe tuyến Bartholin ít nhất một lần trong đời. Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất. Áp xe dạng này có thể có đường kính lên tới 3cm, gây đau đáng kể. Hầu hết trường hợp bị áp xe ở tuyến Bartholin có thể hồi phục hoàn toàn nhưng đôi khi, u nang sẽ tái phát và bị nhiễm trùng trở lại.
Áp xe tuyến Bartholin là gì? Tình trạng này có thể xảy ra khi một trong các tuyến Bartholin, nằm ở hai bên cửa âm đạo bị nhiễm trùng. Tuyến này bị tắc có thể hình thành u nang. Dưới đây là những nguyên nhân có thể gây ra căn bệnh này và triệu chứng phổ biến của nó.
Tuyến Bartholin nằm ở vị trí hai bên mép âm đạo. Bộ phận này tiết ra dịch nhờn để môi trường vùng kín luôn đủ độ ẩm và cũng nhờ đó mà quá trình giao hợp giảm bớt đau đớn và trở nên dễ dàng hơn. Áp xe tuyến Bartholin xảy ra khi tuyến này bị viêm, bị tắc khiến dịch trong tuyến tích tụ lại và gây nhiễm trùng.
Những nguyên nhân chính gây ra áp xe ở tuyến Bartholin gồm:
Tình trạng ứ đọng dịch nhầy khi bị áp xe tuyến Bartholin khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng:
Hầu hết các trường hợp bị áp xe ở tuyến này chỉ gặp phải tình trạng viêm tắc dịch nhầy, ứ đọng và sưng, đau ở một bên môi bé. Rất hiếm khi xảy ra tình trạng này cùng lúc ở cả hai bên của tuyến Bartholin.
Để thực sự hiểu áp xe tuyến Bartholin là gì, mỗi người chúng ta cũng cần nắm rõ mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Tùy vào mức độ bệnh khác nhau mà áp xe ở tuyến Bartholin sẽ gây nên những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe con người. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây ra những tình trạng sau:
Sau khi đã trả lời được câu hỏi áp xe tuyến Bartholin là gì, nhiều người sẽ quan tâm đến cách thức chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào. Nếu có những triệu chứng nghi ngờ của bệnh lý này, bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa ngay để kiểm tra.
Để chẩn đoán bệnh áp xe tuyến Bartholin, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra sự hiện diện của tuyến Bartholin và chỉ định các biện pháp chẩn đoán bệnh phù hợp như:
Sau khi đã có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân. Người bệnh cần lưu ý rằng, áp xe ở tuyến Bartholin rất dễ bị tái phát nên bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ bác sĩ đã đưa ra.
Để điều trị áp xe ở tuyến Bartholin, bác sĩ thường dùng thủ thuật mở thông dẫn lưu sau quá trình điều trị kháng sinh tích cực trước đó vài ngày cho người bệnh. Việc làm này sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu trong 24 giờ sau đó.
Vì áp xe có thể do tình trạng nhiễm trùng gây ra nên bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân đơn thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không cần dùng đến thuốc kháng sinh nếu ổ áp xe có thể được loại bỏ đúng cách.
Khoảng 20% số bệnh nhân áp xe tuyến này có thể bị tái phát. Các trường hợp tái phát thường xảy ra khi tác nhân gây bệnh là do bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục, do quan hệ tình dục không an toàn, ví dụ như lậu hay Chlamydia. Nếu sau khi điều trị, áp xe tại tuyến Bartholin vẫn tái phát nhiều lần, bệnh nhân có thể được đề xuất áp dụng thủ thuật được gọi là ghép túi.
Nếu đã áp dụng những phương pháp điều trị trên mà bệnh nhân vẫn chưa khỏi bệnh hoàn toàn, bác sĩ có thể sẽ tư vấn bóc bỏ khối u tuyến Bartholin. Số ca phẫu thuật dạng này khá hiếm và cần tiến hành gây mê toàn thân. Điều trị theo cách này, đa số bệnh nhân sẽ không bị tái phát bệnh trở lại.
Để phòng ngừa bệnh áp xe tuyến Bartholin, bạn nên duy trì đời sống tình dục an toàn và giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Khi đó, vi khuẩn sẽ ít có cơ hội xâm nhập cơ quan sinh dục và gây nhiễm trùng tại vị trí này. Ngoài ra, phái nữ cũng nên duy trì khám phụ khoa định kỳ để làm xét nghiệm sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục nhằm kịp thời điều trị bệnh từ sớm nếu có. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để ngăn chặn những hệ lụy không mong muốn do áp xe Bartholin gây ra.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.