Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo Đông y thì có hai loại cảm cúm đó là cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Mỗi loại lại có bài thuốc Đông y chữa cảm cúm khác nhau.
Hai loại cảm cúm cảm phong hàn và cảm phong nhiệt thì có sự khác nhau khá nhiều. Cảm phong hàn hay còn gọi là cảm mạo chính là một loại bệnh cảm cúm mà rất nhiều mắc phải, vào mùa đông xuân thì số lượng người mắc phải bệnh lý này tăng lên một cách rõ rệt. Bệnh cảm phong nhiệt là bệnh cảm cúm ở mức độ nặng hơn. Nó chính là tình trạng cảm do khí hậu trái mùa gây nên và rất dê lây lan bùng phát thành dịch.
Người bệnh khi mắc loại cảm cúm này thường có biểu hiện chính là sốt và nhức đầu, sợ gió, không toát mồ hôi, chảy nước mũi, lưỡi có rêu trắn và mạch phù khẩn. Trong một số trường hợp người bệnh còn có các triệu chứng bệnh như đau khớp, toàn thân nhức mỏi.
Các bài thuốc đông y chữa cảm cúm:
Thuốc uống:
Bài số 1: cây cà gai 8g, lá tía tô 80g, trần bì 40g, hương phụ 80g. Tất cả đều được phơi khô sau đó tán thành bộ và mỗi ngày uống 20g pha với nước.
Bài số 2: Hương tô tán: tử tô 80g, hương phụ 8g, trần bì 40g, cam thảo 20g. Phơi khô sau đó tán thành bột và ngày pha 12g với nước nóng uống luôn.
Bài số 3: hạnh nhân 8g, ma hoàng 6g, quế chi 4g, cam thảo 4g. Mỗi ngày sắc một thang và uống trong ngày.
Bài số 4: nếu như người bệnh cảm thấy trong người đau nhức , các khớp đau thì nên dùng bài thuốc Kinh phòng bại độc tán, bao gồm các nguyên liệu: phục linh 40g, cát cánh 40g, sài hồ 40g, tiền hồ 40g, chỉ xác 40g, xuyên khung 40g, cam thảo 20g, kinh giới 40g, khương hoạt 40g, độc hoạt 40g, phòng phong 40g. Phơi khô tán bột mỗi ngày uống 12g hòa với nước.
Thuốc xông:
Nấu nước xông bằng các loại lá như: lá chanh, bưởi, lá dây, kinh giới, bạc hà, lá tre, duối, sả. Đun sôi 3 phút sau đó xông trong khoảng 5 – 10 phút và lau khô người sau khi xông xong.
Thuốc cảm cúm đông y chữa cảm phong nhiệt sẽ khác với bài thuốc dành cho những người mắc cảm cúm do phong hàn. Người bệnh khi mắc bệnh này thường có các triệu chứng như: ra mồ hôi nhiều, nặng đầu, sợ gió, không sợ lạnh, ho ra đờm, chảy máu cam, rêu lưỡi màu vàng…
Với những người mắc loại cúm này thì thường chữa bằng thuốc uống.
Bài số 1: cà gai 40g, tía tô 40g, thanh hao 8g, địa liền 40g, kinh giới 80g, kim ngân 80g và gừng 20g. Tất cả phơi khô, tán bột và mỗi ngày uống khoảng 15 – 20g.
Bài số 2: cúc hoa 4g, liên kiều 6g, lá dâu 40g, bạc hà 4g, hạnh nhân 8g, cam thảo 4g, rễ sậy 6g, cát cánh 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 tháng và uống hết trong ngày.
Bài số 3: hoa kinh giới 16g, ngưu bàng tử 24g, kim ngân 40g, liên kiều 40g, bạc hà 24g, lá tre 4g, cát cánh 24g, đậu xị 20g. Tán thành bột sau đó mỗi ngày uống khoảng 20 – 30g.
Thuốc đông y chữa cảm cúm vừa an toàn lại hiệu quả mà lại không gây tác dụng phụ. Bạn nên tham khảo phương pháp chữa bệnh này để có thể áp dụng cho bản thân và những người trong gia đình.
Diệu Linh
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.