Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Một số cách điều trị bàng quang tăng hoạt bạn nên biết

Ngày 21/09/2022
Kích thước chữ

Bàng quang tăng hoạt không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Theo các chuyên gia, hiện nay có rất nhiều phương pháp kiểm soát, chăm sóc và cách điều trị bàng quang tăng hoạt.

Bàng quang tăng hoạt liên quan đến khả năng lưu trữ nước tiểu ở bộ phận này. Bệnh có thể được kiểm soát và điều trị hiệu quả nếu bệnh nhân có sự phối hợp tốt giữa việc điều trị y khoa với thay đổi thói quen, lối sống hàng ngày. Để biết cách điều trị bàng quang tăng hoạt cũng như kiểm soát triệu chứng của bệnh, cùng theo dõi bài viết này nhé. 

Phương pháp chẩn đoán bàng quang tăng hoạt

Trước khi đi vào cách điều trị bàng quang tăng hoạt, mọi người nên tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán để xác định rằng mình có mắc bệnh này không. Theo các bác sĩ, để đưa ra cách điều trị bàng quang tăng hoạt phù hợp, trước hết các bác sĩ phải thực hiện một số phương pháp như sau:

Hỏi tiền sử bệnh

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng gặp phải, thời gian bị bao lâu và mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào. Tiền sử bệnh sẽ bao gồm các câu hỏi về các vấn đề sức khỏe trong quá khứ và hiện tại của bệnh nhân.

Khi đến khám, người bệnh nên mang theo danh sách các loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn đang dùng. Điều này cũng giúp bác sĩ phán đoán được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Bác sĩ cũng có thể hỏi bệnh nhân về thói quen ăn uống, lượng chất lỏng nạp vào ngày và đêm.

Khám sức khỏe

Sau khi thăm hỏi, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để tìm ra nguyên nhân xảy ra triệu chứng. Bác sĩ có thể sờ bụng và khám các cơ quan trong khung chậu và trực tràng,… bằng các dụng cụ chuyên dụng trong y khoa. 

Để đánh giá được mức độ bất thường, người bệnh sẽ được yêu cầu ghi lại nhật ký bàng quang trong một vài tuần. Việc này giúp đánh giá các triệu chứng hàng ngày. Nhật ký với các thông tin: Số lần đi tiểu, thời điểm bị rò rỉ nước tiểu, mức độ bị rò rỉ, thời điểm và lượng chất lỏng nạp vào, tần suất của cảm giác khẩn cấp,...

Phương pháp chẩn đoán bàng quang tăng hoạt Phương pháp chẩn đoán bàng quang tăng hoạt

Các phương pháp xét nghiệm

Để chắc chắn về tình trạng bệnh, bác sĩ đề nghị người bệnh thực hiện một số xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Chụp bàng quang.
  • Các xét nghiệm khác như soi bàng quang hay đo niệu động học.

Cách điều trị bàng quang tăng hoạt

Điều trị bằng nội khoa và ngoại khoa

Dùng thuốc theo toa

Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định với mục đích làm giãn cơ giúp ngăn bàng quang co bóp khi chưa đầy. Một số thuốc được dùng dưới dạng uống, gel hoặc miếng dán thẩm thấu qua da. 

Tiêm botox vào bàng quang

Botox có khả năng ngăn chặn hoạt động thần kinh các cơ trong bàng quang. Đồng thời, có tác dụng thư giãn cơ của thành bàng quang để giảm tình trạng tiểu gấp và tiểu không tự chủ.

Để thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ và sử dụng ống soi để đưa vào bàng quang. Sau khi đưa vào, thực hiện tiêm một lượng nhỏ Botulinum vào cơ bàng quang. Tác dụng của botox kéo dài đến 6 tháng và sẽ điều trị lặp lại khi xuất hiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt tái phát. 

Cách điều trị bàng quang tăng hoạt bằng nội khoa và ngoại khoa Cách điều trị bàng quang tăng hoạt bằng nội khoa và ngoại khoa

Kích thích thần kinh

Phương pháp này còn có tên gọi khác là điều hòa thần kinh. Mục đích của phương pháp này là gửi các xung điện đến dây thần kinh có chung đường dẫn với bàng quang. Điều này giúp kích thích bàng quang hoạt động bình thường và cải thiện triệu chứng. Có 2 loại kích thích bàng quang: Dây thần kinh kiểm soát bàng quang (thần kinh cùng) và dây thần kinh chày.

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà có số lần kích thích khác nhau. Thông thường, mỗi liệu trình thường gồm 12 lần. 

Phẫu thuật mở rộng bàng quang 

Thường có 2 loại phẫu thuật:

  • Tăng dung tích bàng quang: Sử dụng các mảnh ruột để thay thế một phần bàng quang. Sau đó, có thể sẽ phải sử dụng ống thông tiểu liên tục trong suốt cuộc đời.
  • Cắt bỏ bàng quang: Nếu điều kiện không cho phép, tình huống tệ thì bệnh nhân sẽ phải bắt bỏ bàng quang.

Cách điều trị bàng quang tăng hoạt tại nhà

Thực hiện các bài tập điều trị bàng quang tăng hoạt: Thực hiện đều đặn sẽ thuyên giảm triệu chứng và tăng cường nhóm cơ ở các bộ phận như sàn chậu, bụng dưới, lưng dưới, đùi, hông.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Xây dựng lại chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với tình trạng sức khỏe. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Hạn chế các thực phẩm tác động lên bàng quang như trà, cà phê, bia, rượu, thức ăn mặn, thức ăn chua,... Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Cách điều trị bàng quang tăng hoạt tại nhà Cách điều trị bàng quang tăng hoạt tại nhà

Kiểm soát lượng nước tiêu thụ: Xác định lượng nước bổ sung trong ngày rất cần thiết trong điều trị bàng quang tăng hoạt bởi giảm được áp lực lên bàng quang. Nhiều người cho rằng ít uống nước sẽ đi tiểu ít hơn nhưng uống quá ít khiến nước tiểu bị cô đặc. Và lượng nước tiểu này gây kích thích lên bàng quang, khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn. Đừng để cơ thể bị khô, mất nước và hạn chế uống nước trước 2 - 3 giờ khi chuẩn bị ngủ.

Chiến lược tinh thần: Thực hiện chiếc lược tinh thần nhằm kiểm soát triệu chứng tốt hơn. Có thể là tập luyện bàng quang, viết nhật ký,...

Bỏ các thói quen xấu: Nên bỏ hoàn toàn các thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh: hút thuốc lá, nghiện rượu bia, thức khuya, thường xuyên ăn thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ,...

Mong rằng những thông tin về cách điều trị bàng quang tăng hoạt giúp mọi người có được kiến thức bổ ích. Từ đó, áp dụng và tuân thủ điều trị đúng để nâng cao sức khỏe. Tuân thủ lối sống lành mạnh là biện pháp hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt đầu tiên và cũng là cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, nếu bệnh không thuyên giảm, bạn có thể cần đến những cách chữa trị y khoa khác.

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Bàng quang