Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bàng quang tăng hoạt và những điều cần biết

Ngày 20/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng liên quan đến khả năng lưu trữ nước tiểu ở bộ phận này. Có nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhưng lại không biết. Do đó, việc tìm hiểu bàng quang tăng hoạt là gì cùng các thông tin liên quan là vô cùng cần thiết để phòng ngừa bảo vệ sức khỏe.

Mắc bệnh về đường tiết niệu thường khó phát hiện hoặc bệnh nhân ngại ngùng không dám chia sẻ khiến cho cuộc sống bị ảnh hưởng hoặc gặp phải biến chứng. Trong đó, bàng quang tăng hoạt là bệnh lý thường diễn ra mà bệnh nhân không biết. Hiện này có rất nhiều phương pháp điều trị và chăm sóc bệnh nhân bàng quang tăng hoạt, do đó mà mọi người nên nhận biết dấu hiệu bệnh sớm nhất để có cách chữa trị thích hợp.

Bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang tăng hoạt còn được biết đến là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức. Bệnh có tên tiếng anh là Overactive bladder – OAB. 

Đây là tình trạng co bóp không đúng của bàng quang, dẫn đến cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, đột ngột và khó kiểm soát. Những người mắc bàng quang tăng hoạt thường có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, đôi khi có thể bị tiểu gấp. Nếu có tổng số lần đi tiểu trên 8 lần trong ngày hay trên 2 lần vào ban đêm thì có thể nên nghĩ đến chứng bàng quang tăng hoạt.

Bàng quang tăng hoạt còn gọi là Overactive bladder – OAB. Bàng quang tăng hoạt là gì?

Mắc bệnh lý bàng quang tăng hoạt không gây nguy hiểm, nhưng có thể khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti và ảnh hưởng đến công việc hay sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng bởi bàng quang tăng hoạt có thể được chẩn đoán nhanh chóng và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm. 

Triệu chứng bàng quang tăng hoạt

Theo các bác sĩ khoa tiết niệu, nếu như bạn xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì có thể là dấu hiệu của hội chứng bàng quang tăng hoạt:

  • Luôn cảm giác đột ngột muốn đi tiểu và sợ bị rò rỉ nước tiểu.
  • Tiểu gấp ngay khi vừa có cảm giác muốn đi tiểu.
  • Đi tiểu thường xuyên, trên 8 lần trong vòng 24 giờ.
  • Đi tiểu trên 2 lần vào ban đêm.

Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt

Có nhiều nguyên nhân gây nên bàng quang tăng hoạt, đến nay vẫn chưa được khảo sát đầy đủ. Song, một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do:

Co thắt bàng quang không chủ ý

Hội chứng bàng quang tăng hoạt xảy ra do các cơ bàng quang co thắt một cách không chủ ý, ngay cả khi nước tiểu trong bàng quang thấp. Chính những cơn co thắt này làm người bệnh muốn đi tiểu. Một số nguyên nhân dẫn đến co thắt bàng quang không chủ ý:

  • Rối loạn về thần kinh như đột quỵ, bệnh đa xơ cứng,…
  • Bệnh đái tháo đường.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Phụ nữ bị thay đổi nội tiết tố trong thời gian mãn kinh. 
  • Xuất hiện bất thường trong bàng quang như khối u, sỏi bàng quang.
  • Xuất hiện một số yếu tố cản trở dòng chảy của bàng quang như phì đại tuyến tiền liệt, táo bón hay do người bệnh từng trải qua các cuộc phẫu thuật trước đó để điều trị chứng tiểu không kiểm soát.
Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt: co thắt bàng quang Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt

Một số yếu tố khác

Một số yếu tố khác cũng là tác nhân gây bàng quang tăng hoạt như sau:

  • Sử dụng thuốc lợi tiểu hay các loại thuốc gây cảm giác khát, muốn uống nhiều nước.
  • Tiêu thụ quá nhiều caffeine hay rượu bia. Vì thế, bệnh nhân cũng cần lưu ý chế độ ăn để hạn chế tác động lên bàng quang. 
  • Bị suy giảm chức năng nhận thức do lão hóa, khiến cho tín hiệu từ não đến bàng quang bị rối loạn.
  • Người đi đứng khó khăn nên khi bàng quang đầy, không kịp vào nhà vệ sinh.
  • Không tiểu sạch, hết hoàn toàn nước tiểu có thể dẫn đến các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt vì ít không gian lưu trữ nước tiểu.

Các yếu tố nguy cơ gia tăng mắc bàng quang tăng hoạt

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì một số yếu tố nguy cơ cũng gia tăng mắc chứng bàng quang tăng hoạt:

  • Tuổi tác: Người lớn tuổi tăng nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt hơn người trẻ và thường gặp các vấn đề về đường tiết niệu do tăng sinh tuyến tiền liệt, bệnh tiểu đường,…
  • Nhận thức suy giảm: Bệnh nhân bị đột quỵ hoặc mắc bệnh Alzheimer cũng có nhiều nguy cơ mắc chứng bệnh này. Bởi não bộ mất khả năng kiểm soát, quản lý tín hiệu bàng quang cũng như thời gian tích nước và nhắc nhở đi tiểu,…
  • Người mang thai nhiều lần: Những người này sẽ dễ bị suy yếu cơ sàn chậu, dẫn đến tình trạng bàng quang tăng hoạt, tiểu không kiểm soát,…

Biến chứng bàng quang tăng hoạt

Hội chứng bàng quang tăng hoạt khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần và không kiểm soát. Tình trạng này thường không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Cụ thể như sau:

  • Thường xuyên bị viêm nhiễm đường tiết niệu, các phần phụ khoa.
  • Ảnh hưởng tâm lý, cảm thấy tự ti, bất an, thậm chí là trầm cảm.
  • Ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
  • Gặp nhiều vấn đề liên quan đến tình dục.
Biến chứng bàng quang tăng hoạt Biến chứng bàng quang tăng hoạt

Phòng ngừa bàng quang tăng hoạt 

Để phòng ngừa mắc chứng bàng quang tăng hoạt, mỗi người nên nâng cao sức khỏe, thay đổi lối sống lành mạnh:

  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
  • Hoạt động thể chất và luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên.
  • Hạn chế sử dụng cà phê, rượu bia,…
  • Không hút thuốc lá.
  • Kiểm soát chặt các bệnh mạn tính, nếu có nên điều trị sớm nhất có thể.
  • Thực hiện bài tập Kegel để làm săn chắc cơ vùng chậu.

Trên đây là một số thông tin về bệnh bàng quang tăng hoạt. Đây là bệnh lý có thể phòng ngừa và điều trị bằng những cách làm đơn giản như điều chỉnh chế độ ăn uống hay thực hiện các bài tập cho cơ quan này tại nhà. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn cần sự trợ giúp từ thuốc kê toa hay thậm chí là phẫu thuật từ các bãc sĩ chuyên khoa.

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Bàng quang