Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Một số cách phòng ngừa cận thị bạn nên biết

Ngày 08/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở mắt và ngày càng nhiều người mắc phải. Tuy nhiên có nhiều người vẫn nghĩ cận thị chỉ gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt thường ngày mà không biết rằng những tác hại của cận thị khi tiến triển nặng sẽ gây ra các bệnh lý về mắt và biến chứng nguy hiểm sẽ đe dọa đến chức năng thị giác, gây mù lòa vĩnh viễn. 

Để tìm hiểu rõ hơn về cận thị cũng như các biến chứng và cách phòng ngừa cận thị, mời bạn đọc tham khảo bài viết bên dưới nhé.

Cận thị là bệnh gì?

Cận thị là tình trạng mắt bạn không thể nhìn rõ các vật ở xa nhưng các đối tượng ở gần thì bạn có thể thấy rõ. Ví dụ khi đi đường bạn sẽ khó thấy được các biển báo ở xa cho đến đi lại gần cách khoảng vài mét và tình trạng này sẽ ngày càng nặng hơn.

Theo số liệu thống kê, tỉ lệ bị cận ở trẻ em và thiếu niên ngày càng tăng. Ở Việt Nam hiện nay có hơn 3 triệu trẻ em bị tật khúc xạ khi đang ở tuổi 6-15 tuổi, trong khi đó cận thị chiếm khoảng 2/3. Tỷ lệ cận thị ở vùng nông thôn, vùng ven chiếm khoảng 10-15% và ở thành phố lên đến 50%.

Một số cách phòng ngừa cận thị bạn nên biết 1

Tỷ lệ trẻ em cận thị ngày càng tăng cao

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cận thị là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra cận thị như:

  • Do tiền sử gia đình: Khi trong gia đình có bố, mẹ hoặc cả 2 người đều bị cận thị thì khả năng cao con của họ cũng mắc chứng cận thị.
  • Khi đọc sách, làm việc, sử dụng máy tính, điện thoại dưới điều kiện không đủ ánh sáng hoặc không cho mắt nghỉ ngơi.
  • Điều kiện môi trường sống chỉ quanh quẩn trong phòng, không đi ra ngoài ánh sáng sử dụng ánh sáng tự nhiên.
  • Do các thói quen sinh hoạt không tốt khác.

Biến chứng và ảnh hưởng của bệnh cận thị

Cận thị sẽ gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là đối với học sinh. Trẻ mắc cận thị sẽ có nguy cơ nhược thị, dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không phát hiện kịp thời để có biện pháp can thiệp. Một số biến chứng của cận thị sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Người bị cận thị không thể tham gia những môn thể thao đòi hỏi tầm nhìn xa.
  • Mỏi mắt: Khi nhìn vật ở xa phải nheo mắt lại, gây mỏi mắt, nhức đầu.
  • Ảnh hưởng đến an toàn khi tham gia giao thông: Người bị cận thị khó có thể quan sát rõ xe cộ như người bình thường, do đó có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
  • Bệnh tăng nhãn áp: Đây là một bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến tầm nhìn.
  • Rách và bong võng mạc: Đối với những người bị cận thị nặng thường có võng mạc mỏng hơn người bình thường. Võng mạc mỏng sẽ dễ bị rách hoặc bong võng mạc, nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây mất thị lực vĩnh viễn.

Một số cách phòng ngừa cận thị bạn nên biết 2

Khi nhìn vật ở xa phải nheo mắt lại, gây mỏi mắt, nhức đầu

Một số cách phòng ngừa cận thị

Một trong những cách hữu hiệu nhất để phòng tránh cận thị là giảm sự tiến triển của cận thị đi kèm với việc thực hiện các phương pháp chăm sóc mắt cận thị.

  • Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi: Đối với học sinh hay nhân viên văn phòng tiếp xúc nhiều với máy tính cần phải biết cách chăm sóc, nghỉ ngơi mắt hợp lý. Nên áp dụng quy tắc 20-20-20, làm việc 20 phút nhìn vào một vật cách xa khoảng 20 feet (6m) trong vòng 20 giây.
  • Đảm bảo ánh sáng phòng học, phòng làm việc: Đối với phòng học, phòng làm việc cần trang bị đầy đủ ánh sáng, nếu có ánh sáng tự nhiên càng tốt. Ánh sáng trong phòng cần đảm bảo tiêu chí không quá sáng hay quá tối, không khuất bóng, không chiếu trực tiếp vào mắt,...
  • Khoảng cách mắt: Tuân thủ khoảng cách khi đọc sách, viết, nhìn vào máy tính sẽ giảm nguy cơ mắc tật cận thị. Khi để mắt quá gần sẽ khiến mắt liên tục phải điều tiết, tăng nguy cơ cận thị. Đối với khoảng cách đọc sách, viết là 35-40cm, khoảng cách từ mắt đến màn hình máy tính là 40-50cm, mắt cần cao hơn trung tâm màn hình.
  • Thường xuyên hoạt động ngoài trời: Việc thường xuyên vui chơi, hoạt động ngoài trời sẽ giúp mắt thư giãn và hạn chế nguy cơ mắc tật khúc xạ.
  • Khám mắt định kỳ: Khám mắt định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm tật khúc xạ. Với những người cận thị thì nên khám mắt 6 tháng/lần để kiểm tra độ cận và điều chỉnh kính hợp lý. Đối với những người không bị cận thì nên khám định kỳ 1 năm 1 lần để phát hiện các bệnh về mắt.
  • Bổ sung dưỡng chất cho mắt: Việc bổ sung các dưỡng chất cho mắt như vitamin A, vitamin C, vitamin E sẽ giúp cho đôi mắt sáng khỏe. Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất thông qua thực phẩm hàng ngày như cá, thịt, trứng, rau củ, trái cây,...
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt Taurine Solopharm: Sử dụng thuốc nhỏ mắt này sẽ giúp phòng và hỗ trợ điều trị chứng cận thị, giảm triệu chứng khô mắt, mỏi mắt do dùng máy tính, điện thoại trong thời gian dài hoặc những người đeo kính áp tròng thường xuyên. Thành phần chính trong sản phẩm là taurine, có tác dụng kích thích quá trình phục hồi và tái tạo biểu mô tế bào, quá trình loại bỏ rối loạn chuyển hóa tế bào mắt, thúc đẩy trao đổi chất và duy trì điện giải do sự tích lũy của ion K+ và Ca2+.

TAURINE SOLOPHARM 4% 20 TUÝP X 0.4ML - DUNG DỊCH NHÃN KHOA

Thuốc nhỏ mắt Taurine Solopharm

Bạn có thể thấy cận thị gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khó điều trị và tốn kém, do đó, việc thăm khám định kỳ sẽ giúp kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mắt. Hy vọng với bài viết trên bạn đã nắm được những ảnh hưởng của cận thị đến cuộc sống và chăm sóc mắt thật tốt ngay từ bây giờ.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin