Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bong võng mạc là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bong võng mạc là khi lớp võng mạc cảm thụ bị tách ra khỏi lớp biểu mô sắc tố. Nguyên nhân phổ biến nhất gây bong võng mạc là bị rách hoặc lỗ võng mạc. Triệu chứng là giảm thị lực trung tâm và ngoại vi. Bong võng mạc co kéo và thanh dịch thường gây mất thị lực. Chẩn đoán dựa vào soi đáy mắt, siêu âm có thể có hữu ích nếu không soi được đáy mắt. Điều trị cấp cứu nếu có vết rách cấp tính và đe dọa đến thị lực trung tâm.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Bong võng mạc là gì? 

Bong võng mạc là tình trạng lớp màng nằm ở phía trong cùng và phía sau của mắt bị tách ra khỏi lớp mạch máu cung cấp oxy nuôi dưỡng. Đôi khi võng mạc bị rách một vùng nhỏ và dần dẫn đến bong võng mạc. Màng võng mạc có nhiều tế bào thân kinh thị giác, nên nếu bị rách và bong ra sẽ gây giảm thị lực trầm trọng và vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bong võng mạc

Bong võng mạc thường không gây đau. Các triệu chứng xuất hiện sớm của bong võng mạc có vết rách là vẩn đục dịch kích đột ngột, nhìn mờ hay nhìn thấy chớp sáng.

Một số trường hợp gặp hiện tượng ruồi bay (xuất hiện các đốm đen nhỏ trôi ngang qua tầm nhìn), giảm dần thị lực ngoại biên.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bong võng mạc

Nếu không được điều trị kịp thời, bong võng mạc có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bệnh nhân bị gia tăng hay vẩn đục dịch kính đột ngột, cảm thấy có màn che trước mắt, mất thị lực không rõ nguyên nhân hay xuất huyết dịch kịch che khuất võng mạc cần phải đi khám chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bong võng mạc

Có 3 loại bong võng mạc, bao gồm:

  • Có vết rách;

  • Co kéo;

  • Thanh dịch.

Bong võng mạc co kéo và thanh dịch không liên quan tới vết rách võng mạc.

Bong võng mạc có vết rách phổ biến nhất, thường xảy ra do cận thị, tiền sử phẫu thuật thủy tinh thể, chấn thương mắt, thoái hóa võng mạc chu biên, tiền sử bong võng mạc theo di truyền.

Bong võng mạc do co kéo xảy ra do màng trước võng mạc bị xơ hóa do bệnh võng mạc đái tháo đường (hay bệnh tiểu đường) tăng sinh hay bệnh võng mạc hồng cầu hình liềm.

Bong võng mạc thanh dịch là do bị rò dịch từ điểm rò vào khoảng dưới võng mạc, nguyên nhân thường do viêm màng bồ đào nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh viêm màng bồ đào màng não (Vogt-Koyanagi-Harada), u mạch máu hắc mạc hay ung thư di căn hắc mạc.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải bong võng mạc?

  • Người lớn tuổi (> 50 tuổi);

  • Người có người thân trong gia đình bị bong võng mạc.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bong võng mạc

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bong võng mạc, bao gồm:

  • Lão hóa;

  • Tiền sử bị bong võng mạc một bên mắt;

  • Yếu tố di truyền;

  • Cận thị nặng;

  • Tiền sử phẫu thuật mắt;

  • Tiền sử chấn thương mắt;

  • Tiền sự có bệnh trên mắt.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bong võng mạc

  • Soi đáy mắt gián tiếp bằng đèn gắn băng đầu (khi đồng tử giãn);

  • Cần nghi ngờ bệnh nhân bị bong võng mạc trong các trường hợp;

  • Vẩn đục dịch kính đột ngột;

  • Nhìn thấy chớp sáng;

  • Tầm nhìn như có rèm che hay màn che;

  • Mất thị lực bất ngờ không rõ nguyên do;

  • Xuất huyết dịch kính làm che khuất võng mạc.

Soi đáy mắt gián tiếp có thể thấy được bong võng mạc và phân biệt được các hình thái bong khác nhau ở hầu hết các trường hợp. Soi đáy mắt trực tiếp dùng đèn cầm tay có thể bỏ sót bong võng mạc chu biên. Khám võng mạc chu biên bằng đèn soi đáy mắt gián tiếp cùng với ấn củng mạc hay sinh hiển vi với kính 3 mặt gương.

Nếu có xuất huyết dịch kính (do rách võng mạc), đục giác mạc, đục thủy tinh thể hay chấn thương che khuất võng mạc, cần làm siêu âm mắt để loại trừ bong võng mạc.

Phương pháp điều trị bong võng mạc hiệu quả

  • Hàn vết rách võng mạc;

  • Sử dụng đai củng mạc;

  • Độn nội nhãn bằng khí (phương pháp bơm khí);

  • Phẫu thuật cắt dịch kính.

Đa phần vết rách thường là khu trú nhưng cũng có trường hợp vết rách lan ra toàn võng mạc nếu không được xử lý kịp thời. Bất kỳ người bệnh nào nghi ngờ hay đã có bong võng mạc nên đi khám chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt.

Bong võng mạc có vết rách được điều trị bằng một hay nhiều phương pháp tùy thuộc vào vị trí và nguyên nhân tổn thương. Những phương pháp này giúp hàn lại võng mạc bằng laser hoặc áp lạnh.

Đối với phương pháp độn đai silicone củng mạc, hàn dính vết rách võng mạc, ấn củng mạc lồi về buồn dịch kính để bịt kín lại, gây phản ứng viêm dính, tạo sẹo cho vết rách làm cho võng mạc áp thẳng vào thành nhãn cầu.

Độn nội nhãn bằng khí và phẫu thuật cắt dịch kính là những thủ thuật can thiệp khác.

Hầu hết bong võng mạc do vết rách đều có thể hàn được sau khi phẫu thuật.

Bong võng mạc không có vết rách do co kéo dịch kính được điều trị bằng phẫu thuật cắt dịch kính. Bong xuất tiết do viêm màng bồ đào gây ra có thể cho đáp ứng với corticoid đường toàn thân hay thuốc ức chế miễn dịch (methotrexate, azathioprine, thuốc ức chế yếu tố TNF). Bên cạnh đó, bong xuất tiết do viêm màng bồ đào có thể điều trị được bằng cách tiêm cạnh nhãn cầu, tiêm nội nhãn corticoid hay que cấy dexamethasone. 

Ung thư hắc mạc nguyên phát hay di căn cần phải được điều trị ngay. U mạch hắc mạc có thể cho đáp ứng với laser quang đông hay liệu pháp quang đông.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bong võng mạc

Chế độ sinh hoạt:

  • Đeo kính bảo vệ mắt thường xuyên.

  • Không để mắt tiếp xúc với nước và hóa chất.

  • Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt.

  • Không dụi mắt.

  • Để mắt được nghỉ ngơi.

  • Thực hiện chế độ luyện tập cho mắt theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Không thức khuya.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Không sử dụng các loại thực phẩm được chế biến sẵn.

  • Hạn chế chất béo bão hòa.

  • Ăn các thực phẩm giàu đạm, vitamin A, C, E, Omega 3, lutein và zeaxanthin.

Phương pháp phòng ngừa bong võng mạc

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Đi khám mắt định kỳ.

  • Mang kính bảo hộ khi chơi các môn thể thao.

  • Kiểm soát đường huyết.

  • Bệnh nhân cận thị nên đi kiểm tra thường xuyên hơn.

Nguồn tham khảo
  1.  MSD Manual: https://www.msdmanuals.com/

  2. Sức khỏe đời sống: https://suckhoedoisong.vn/bong-vong-mac-dung-de-qua-muon-169149180.htm 

Các bệnh liên quan

  1. Mắt đỏ

  2. Thiên đầu thống

  3. Bọng mắt

  4. Thoái hóa điểm vàng

  5. Viêm màng bồ đào

  6. Mù màu

  7. Glôcôm góc mở nguyên phát

  8. Phù hoàng điểm

  9. Viêm mống mắt thể mi

  10. Viêm võng mạc