Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh sởi ở trẻ em là một căn bệnh khá nguy hiểm do một loại siêu vi thuộc chi Morbilivirus trong họ Paramyxovirida gây ra. Dưới đây là một số hình ảnh bệnh sởi ở trẻ em thường gặp.
Sau khi bị virus sởi xâm nhập từ 10 đến 12 ngày, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn sốt nhẹ, kèm theo các triệu chứng ho, chảy mũi, đỏ mắt và đau cổ họng. Khoảng 2 – 3 sau đó, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những nốt nhỏ màu xanh trắng bên trong miệng và gò má (những nốt này có tên gọi là Koplik, là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi).
Trẻ em mắc bệnh sởi có thể sốt cao lên tới 39 hoặc 40 độ C. Khi đó, cơ thể bé sẽ tiếp tục nổi lên những mảng đỏ, bắt đầu từ mặt, sau đó lan dần theo đường tóc và sau tai, rồi tiếp xuống ngực, lưng, đùi và bàn chân.
Trong giai đoạn ủ bệnh, sốt phát ban và bệnh sởi thường có những biểu hiện khá giống nhau, được thể hiện qua những triệu chứng thường gặp của tình trạng nhiễm siêu vi. Chẳng hạn như sốt, mệt mỏi, đau đầu, lừ đừ, nhức mỏi cơ bắp, biếng ăn, một số trẻ có thể nôn ói và tiêu chảy.
Tuy nhiên, đối với trường hợp sốt phát ban thông thường thì sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da và nổi đồng loạt khắp cơ thể bé. Những vết ban này sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da.
Còn đối với trường hợp phát ban do bệnh sởi thì ban đầu, các nốt ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng rồi lan ra toàn thân. Đến khi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da, chứ không đồng loạt biến mất. Hơn nữa, ban sởi thường gồ lên mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm. Ngoài ra trẻ em bị nhiễm virus sởi còn có một trong 3 triệu chứng đặc trưng đi kèm đó là: chảy nước mũi, ho, đỏ mắt. Các bạn có thể tham khảo hình ảnh bệnh sởi ở trẻ em ngay dưới đây.
Để phòng tránh bệnh sởi một cách hiệu quả nhất, các mẹ nên tiêm vaccine phòng bệnh sởi đối với trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Đồng thời phụ nữ trước khi mang thai cũng nên tiêm phòng loại vaccine này để tăng cường khả năng phòng bệnh.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh sởi cho cả người lớn lẫn trẻ em. Chính vì thế, nếu không may nhiễm phải virus sởi, các mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi và tránh tiếp xúc với ánh sáng mạnh. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, thức ăn dễ tiêu hóa và chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ, kết hợp với việc nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối và tắm cho trẻ bằng nước ấm thường xuyên.
Bệnh sởi ở trẻ em nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm, chẳng hạn như viêm phổi, lao, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, xuất huyết giảm cầu, viêm kết mạc mắt,... gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của bé sau này.
Linh Lê
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.