Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mách bạn cách phòng bệnh hiệu quả khi đến mùa dịch sởi

Ngày 10/05/2018
Kích thước chữ

Mùa đông xuân là thời điểm bùng phát các dịch bệnh lây qua đường hô hấp. Mùa dịch sởi cũng nằm trong thời gian này.

Sởi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch kém. Đặc biệt là vào mùa dịch sởi thì số lượng người mắc sởi tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, bệnh này chưa có thuốc đặc trị hiệu quả mà chỉ có thuốc làm giảm thiểu các triệu chứng do bệnh gây ra.

Mùa đông xuân là khoảng thời gian thuận lợi để các vi khuẩn phát triển cho các dịch bệnh bùng phát và lây lan. Đặc biệt là bệnh sởi. Môi trường ẩm thấp là điều kiện để bệnh sởi lây lan. Chính vì vậy cần nâng cao nhận thức cho người dân trong việc phòng bệnh là điều quan trọng.

Mách bạn cách phòng bệnh hiệu quả khi đến mùa dịch sởi 1Bệnh sởi thường phát triển thành dịch trong mùa đông xuân.

Sởi là bệnh lây lan rất nhanh chóng do lây truyền qua đường hô hấp. Một người mắc bệnh có thể lây nhiễm cho khoảng 20 người khác. Khi hít phải các hạt dịch tiết mũi họng trong không khí do người bệnh ho, hắt hơi bắn ra, người khỏe mạnh bình thường có thể mắc bệnh. Hoặc nếu tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đưỡng mũi họng của người mắc sởi thì khả năng mắc bệnh càng cao hơn.

Sau một thời gian mắc bệnh, bệnh nhân có thể khỏi nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bệnh sẽ gặp những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, ho, đau nhức xương khớp. Một số biến chứng mà bệnh sởi gây ra là viêm phổ, viêm não, viếm phế quản,… Nếu người mắc bệnh là người có hệ miễn dịch kém hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng và mắc bệnh cấp tính mà mắc bệnh thì những biến chứng để lại có thể nặng hơn rất nhiều.

Các biện pháp phòng bệnh trong mùa dịch sởi

Phòng bệnh cá nhân

Tiêm vắc-xin phòng sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Cần chủ động tiêm cho trẻ em và tất cả các thành viên trong nhà. Tiêm cho trẻ 2 lần. Mũi đầu tiên lúc trẻ 9 tháng tuổi và mũi nhắc lại lúc 18 tháng tuổi.

Mách bạn cách phòng bệnh hiệu quả khi đến mùa dịch sởi 2Chủ động tiêm vắc-xin để phòng dịch sởi.

Bên cạnh đó, cần bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể một cách đầy đủ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nên bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Vệ sinh tai mũi họng bằng các dung dịch sát khuẩn. Hạn chế việc chùi tay lên mắt, miệng. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, nếu có tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang y tế để ngăn chặn khả năng lây bệnh.

Không dùng chung vật dụng cá nhân và các đồ đạc của người bệnh. Không nên đến các khu vui chơi trong mùa dịch vì khả năng mắc bệnh trong đây sẽ cao hơn.

Nên lau sạch sàn nhà, tay nắm cửa, lan can cầu thang, và các nơi thường tiếp xúc chung của người bệnh với người không mắc bệnh bằng các chất tẩy rửa mỗi ngày.

Phòng bệnh tại trường học

Đảm bảo rằng lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng, không tụ tập rác ở cuối lớp.

Đồ chơi hằng ngày tại các trường mẫu giáo phải được vệ sinh sạch sẽ.

Vệ sinh bàn ghế, đồ chơi hàng ngày.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh sởi, hãy cho bé nghỉ học đến khi bé khỏi hẳn để tránh lây sang những trẻ khác.

Phòng bệnh trong các cơ sở y tế

Mùa dịch sởi là lúc mà các bệnh viện luôn quá tải vì số lượng mắc quá đông. Vì thế, cần có các biện pháp ngừa dịch bùng phát tại những cơ sở y tế và bệnh viện.

Cần khám riêng những bệnh nhân mắc sởi với bệnh nhân khác. Cách ly bệnh nhân sởi, không để bệnh nhân mắc sởi nằm chung với những người khác.

Mách bạn cách phòng bệnh hiệu quả khi đến mùa dịch sởi 3Cách ly bệnh nhân mắc sởi

Các bác sĩ và cán bộ y tể cần mang găng tay khi khám bệnh. Sau khi khám xong cần tiệt trùng các dụng cụ đã tiếp xúc trên người bệnh nhân.

Trong mùa dịch sởi, mọi người cần có ý thức chủ động phòng ngừa bệnh và thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh. Hạn chế tập trung đông người, nhất là trong các phòng chật hẹp, không khí ẩm thấp. Khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyễn Hồng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:sởi