Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc sử dụng thuốc kháng sinh tuy có thể giúp trẻ khỏi bệnh nhanh chóng nhưng nếu sử dụng sai cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ xoay quanh vấn đề một số loại thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng xấu đến răng của trẻ. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Trẻ nhỏ thường rất dễ bị bệnh nên việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng trở nên thường xuyên hơn bởi hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện và sai cách có thể sẽ khiến xuất hiện các vi khuẩn kháng thuốc và xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó có tetracyclin, một trong những thành phần thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên răng và xương của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu một số loại thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng xấu đến răng của trẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Men răng là một trong những thành phần chính cấu tạo nên cấu trúc răng của con người. Nó đóng vai trò là một lớp vỏ bọc bên ngoài để bảo vệ cho các thành phần cấu trúc bên trong răng được an toàn. Đồng thời ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn và những tác nhân khác từ bên ngoài. Có thể thấy rằng, men răng được xem như một lớp vỏ trứng mềm yếu, dễ bị tổn thương. Chính vì vậy, nếu không được chăm sóc cần thận có thể khiến cho men răng bị hư hại do các yếu tố tác động gây ra.
Màu răng của bé thường sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu các yếu tố khác nhau như chăm sóc răng miệng không đúng cách, thường xuyên ăn những thực phẩm có chứa nhiều acid và đặc biệt là khi sử dụng những loại thuốc kháng sinh có thành phần chứa tetracycline…
Tetracycline là một loại thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng xấu đến răng của trẻ
Tetracycline là một loại kháng sinh phổ rộng có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt các loại vi khuẩn bằng cách ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Tetracycline có ưu điểm là mức giá thành khá rẻ, thường được dùng để điều trị các bệnh như dịch hạch, bệnh tả, kiết lỵ, điều trị vết thương, nhiễm trùng da, viêm mí mắt, viêm kết mạc… Tuy nhiên, do tính đặc thù là kết hợp và tạo phức hợp bền (chelat) với canxi - thành phần chủ yếu có trong xương và răng nên tetracycline sẽ dễ dàng tạo phức hợp bền với thành tố này.
Về lâu dài, tetracycline bị lắng đọng lâu sẽ làm hỏng men răng gây xỉn màu, hủy hoại sự phát triển của xương. Đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi khi sử dụng loại thuốc này sẽ dễ làm răng bị đổi sang màu sậm. Mức độ nhiễm màu còn phụ thuộc vào thời gian và liều lượng sử dụng mà răng sẽ đổi sang màu vàng, nâu, tím hoặc xám xanh... trên một vùng răng nào đó. Đối với những trường hợp nhiễm kháng sinh quá nặng sẽ khiến cho men răng bị yếu đi, trên răng sẽ bắt đầu xuất hiện những lỗ nhỏ li ti và khi vi khuẩn tấn công vào sẽ gây nên tình trạng sâu răng và một số bệnh răng miệng khác. Nguy hiểm hơn là sẽ bị gãy mất răng khi răng dần bị yếu đi.
Ngoài tetracycline thì vẫn còn có một số loại kháng sinh khác sau khi đi vào cơ thể, ngoài việc ức chế vi khuẩn và điều trị bệnh thì còn gây ra tác dụng phụ là gây hại lên răng của trẻ. Theo đó, tùy vào từng thời điểm và liều lượng mà những tác hại của thuốc lên răng có thể là sẽ không giống nhau, tức là sẽ có răng bị nhiễm màu vàng, màu xám, màu xanh khác nhau. Chẳng hạn như: minocycline có khả năng sẽ gây biến đổi màu sắc trên bề mặt răng ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành ; ciprofloxacin cũng là loại thuốc kháng sinh được ghi nhận có khả năng làm cho răng bị chuyển thành màu xanh lục nhạt trong một số trường hợp.
Một số kháng sinh khác cũng gây ảnh hưởng xấu đến răng của trẻ
Song song với các biến chuyển màu sắc của răng xảy ra vĩnh viễn trong các trường hợp vừa được đề cập ở trên thì vẫn có những loại thuốc có khả năng khiến răng bị chuyển màu sắc tạm thời như chlorhexidine (một chất sát khuẩn răng miệng) có thể khiến cho răng bị nhuộm màu vàng hoặc nâu, các dung dịch muối sắt làm cho răng bị nhuộm đen, amoxicillin - clavulanic acid có thể khiến răng chuyển sang màu vàng hoặc nâu xám. Những tình trạng răng chuyển màu này có thể hết sạch khi đánh răng.
Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều fluoride (được gọi là fluorosis) - chất có trong một số vitamin nhai, kem đánh răng và nước súc miệng cũng có thể gây ra các vệt trắng trên men răng hoặc đổi thành màu nâu trắng. Một số trường hợp nghiêm trọng, fluoride dưa thừa có thể khiến cho răng trẻ bị ố vĩnh viễn. Thậm chí việc sử dụng các loại siro ho, các loại sản phẩm thuốc và vitamin có đường trong thời gian dài cũng có thể khiến trẻ bị sâu răng.
Nói tóm lại, để bảo vệ sức khỏe cho con thì mẹ cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về dược phẩm và chăm sóc răng miệng cho bé thật kỹ. Kháng sinh có thể là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng đúng cách sẽ giúp trẻ khỏi bệnh nhanh chóng, nhưng nếu sử dụng sai cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe của trẻ. Vì vậy chỉ nên sử dụng kháng sinh khi trẻ thật sự có nhiễm trùng và được chỉ định của bác sĩ.
Để bảo vệ sức khỏe cho bé thì mẹ phải chăm sóc răng miệng cho bé thật kỹ
Hy vọng những chia sẻ về vấn đề một số loại thuốc kháng sinh làm hỏng răng của trẻ trên đây sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc tốt cho bé hơn nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.