Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ở bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu tác hại của việc lấy cao răng sai cách, dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng. Qua đó, bạn sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc răng của mình.
Lấy cao răng là một trong những cách để giúp các bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc lấy cao răng thì có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng. Tác hại của việc lấy cao răng sai cách là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin hữu ích trong bài viết sau.
Cao răng được hiểu là những mảng bám thức ăn dư thừa ở răng lâu ngày. Chúng đã bị vôi hóa do vi khuẩn, nước bọt gây ra. Để chăm sóc tốt cho răng miệng, bạn cần thực hiện lấy cao răng định kỳ từ 3 - 6 tháng một lần.
Về cơ bản, việc lấy cao răng được tiến hành và thực hiện khá đơn giản, không gây ảnh hưởng tới men răng hoặc các vùng khác trong khoang miệng. Tuy nhiên, nếu việc thực hiện lấy cao răng không đúng cách thì có thể gây ra tổn thương răng và nướu, đồng thời ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.
Một số tác hại của việc lấy cao răng sai cách:
Việc dùngg dụng cụ cạo cao răng trực tiếp trên bề mặt răng sẽ khiến men răng bị tác động. Men răng của bạn có thể bị tổn thương ngay tại thời điểm lấy cao răng hoặc cũng có thể bị bào mòn dần dần. Men răng bị mòn không chỉ khiến việc nhai thức ăn gặp khó khăn, mà còn dễ làm răng bị ê buốt.
Nhiều trường hợp cao răng tích tụ nhiều và lan xuống ở phần dưới nướu. Bởi vậy, việc lấy cao răng ở phần này sẽ gây chảy máu. Tình trạng chảy máu là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo lắng khi được xử lý đúng cách. Tuy nhiên, nếu vùng chảy máu ở nướu không được xử lý kịp thời thì sẽ gây ra viêm nhiễm, lan rộng vào sâu vào vùng nha chu, gây những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là rụng răng.
Tình trạng lây nhiễm chéo trong nha khoa vẫn có thể xảy ra dù ở mức độ thấp. Tình trạng này không chỉ khiến cho việc lấy cao răng không đúng cách, mà những dịch vụ khác cũng gia tăng nguy cơ gây ra những bệnh truyền nhiễm khi dụng cụ, máy móc thiết bị y tế không được vô trùng và đảm bảo vệ sinh.
Trước khi lấy cao răng, người bệnh cần được thăm khám và kiểm tra về tình trạng sức khỏe răng miệng. Việc thăm khám này giúp bác sĩ biết rõ tình trạng cao răng, vấn đề sức khỏe răng miệng trước khi thực hiện thủ thuật.
Việc lấy cao răng là thủ thuật nhanh chóng và không quá khó, tuy nhiên các bạn cũng không nên chủ quan. Bạn cần chú ý lựa chọn địa chỉ nha khoa có đội ngũ bác sĩ giỏi có tay nghề cao, giúp thực hiện việc lấy cao răng đảm bảo an toàn.
Sau khi cạo vôi răng, hàm răng của chúng ta cần được chăm sóc đúng cách, bởi sau khi lấy cao răng, hàm răng khá nhạy cảm.
Trên đây là những thông tin giúp bạn biết thêm về tác hại của việc lấy cao răng sai cách. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ trau dồi thêm những kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình. Thực hiện chăm sóc răng miệng một cách hiệu quả và an toàn sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho khoang miệng. Nhờ đó, răng của bạn không chỉ ngày càng chắc khỏe mà hơi thở cũng thơm tho hơn.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.