Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mức xử phạt nồng độ cồn xe máy vượt quá cho phép đối với người điều khiển xe máy mới nhất năm 2020. Quy định và xử phạt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Theo quy định mới nhất năm 2020, mức xử phạt nồng độ cồn xe máy đã đạt ngưỡng lên đến 8 triệu đồng, đây là mức xử phạt cao nhất từ trước đến nay. Vậy cụ thể là quy định là như thế nào? Mức xử phạt ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này nhé!
– Xét nghiệm phạt nồng độ cồn xe máy trong máu đo sẽ giúp đo lượng cồn (ethanol) có trong cơ thể của người điều khiển phương tiện. Việc lái xe trong tình trạng có nồng độ cồn trong máu (BAC) vượt quá 0,08 (tương đương với 80ml/dL hoặc 17 mmol/L) là hành vi vi phạm quy định. Hiện nay ở hầu hết các nước, người điều khiển lái xe có mức BAC thấp tới 0.05 cũng có thể bị xử phạt.
– Nồng độ cồn trong máu sẽ là bình thường nếu không tìm thấy nồng độ cồn trong máu (tức = 0). Và sẽ là khác thường nếu tìm thấy bất kì nồng độ cồn trong máu:
Mức nồng độ cồn cho phép đối với người điều khiến xe máy
Đối với người điều khiển phương tiện mà trong người có nồng độ cồn thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm nồng độ cồn xe máy như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe trên đường mà có nồng độ cồn trong máu hoặc nồng độ cồn trong hơi thở chưa vượt quá ngưỡng 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển phương tiện hực hiện hành vi này sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe máy lưu thông trên đường khi có nồng độ cồn trong máu hoặc nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá ngưỡng 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển thực hiện hành vi này sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe trên đường khi có nồng độ cồn trong máu hoặc nồng độ cồn trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển thực hiện hành vi này sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn với xe máy vi phạm quy định
– Nồng độ cồn trong máu thường sẽ tiến triển theo thời gian: Tăng rất cao sau khoảng 30 phút - 1h và sẽ được đào thải sau 4h - 5h.
– Trong trường hợp người sử dụng bị suy gan thì đường biểu diễn cồn trong máu sẽ tăng cao hơn và nồng độ định xảy ra sớm hơn (25 phút). Đường biểu diễn tình trạng tăng lên của nồng độ cồn xe máy trong máu xảy ra chậm hơn và ở mức thấp hơn khi quá trình hấp thụ rượu xảy ra trong và sau bữa ăn hay khi hấp thu rượu cùng với đường.
– Ngày nay, có thể đo nồng độ cồn xe máy trong máu hoặc trong hơi thở của các tài xế xe máy bằng những thiết bị đo chuyên dụng. Trong trường hợp nếu người bị buộc tội lái xe máy khi say rượu mà cho rằng việc phân tích hơi thở là chưa chính xác thì có thể yêu cầu xét nghiệm lại nồng độ cồn trong máu.
– Khoảng cách thời gian giữa việc uống rượu và lấy mẫu mẫu hoặc hơi thở cũng sẽ gây ảnh hưởng hết kết quả xét nghiệm. Rượu bia sau khi nạp vào cơ thể sẽ được phân hủy với tốc độ ổn định, thường sau khoảng 1 - 2 giờ cơ thể sẽ tiêu thụ hết 1 đơn vị cồn.
– Những người sử dụng rượu bia trong thời gian đang sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng histamine, thuốc an thần hoặc opioids cơ thể thường sẽ hấp thụ rượu nhanh hơn
– Thông thường, sau 1 giờ gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn (1 đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn nguyên chất, tương đương 220 ml bia (2/3 chai – nồng độ cồn 5%); tương đương 100 ml rượu vang (nồng độ cồn 13,5%); tương đương 30 ml rượu mạnh (nồng độ cồn 40%). Mặc dù vậy, để đào thải hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất khoảng 2 giờ nữa. Ngược lại, đối với những người có gan yếu hoặc cơ thể chuyển hóa chậm thì quá trình đào thải cồn cũng sẽ lâu hơn.
Những lưu ý nên biết khi sử dụng rượu, bia tránh bị xử phạt nồng độ cồn
Bài viết trên đây là một số chia sẻ về vấn đề nồng độ cồn xe máy, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Thủy Phan
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.