Tình trạng mụn cám ở mũi có mùi hôi khá phổ biến, thường xuất hiện ở người không làm sạch da mặt đúng cách khiến da bị viêm nhiễm. Vậy nguyên nhân nào khiến mụn cám có mùi hôi và cách xử lý hiệu quả là gì? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Mụn cám ở mũi có mùi hôi không gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe nhưng tình trạng này duy trì lâu dài gây mất thẩm mỹ, tăng nguy cơ làm viêm nhiễm làn da. Vậy mụn cám ở mũi có mùi khác thường nên làm gì để cải thiện?
Mụn cám là gì?
Mụn cám ở mũi có mùi hôi là do đâu? Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn cũng cần tìm hiểu mụn cám là loại mụn như thế nào và cách hình thành mụn cám dưới da. Mụn cám thực ra là tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn dẫn đến xuất hiện những nốt mụn li ti trên bề mặt da.
Những nốt mụn cám li ti này thường xuất hiện ở các vùng da có tuyến bã nhờn phát triển mạnh mẽ như cằm, mũi, 2 bên má,... Tuy không gây nguy hiểm, đau nhức nhưng mụn cám ở mũi có mùi hôi khiến da mất thẩm mỹ, sần sùi, thô ráp và kém mịn màng, khi sờ vào thấy gợn tay.
Một số trường hợp có mụn cám mọc nhiều ở vùng da trên cơ thể như ngực, lưng hay vai,... gây cảm giác khó chịu, sần sùi và kém tự tin hơn rất nhiều. Những nốt mụn cám thường có nhân mụn màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng nhạt. Khi bị oxy hóa trong thời gian dài, những nốt mụn này sẽ dần chuyển sang màu đen không khiến có phản ứng sưng tấy hay viêm nhiễm đau nhức như những loại mụn viêm thông thường.
Bất cứ đối tượng nào đều có thể có mụn cám, trong đó, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là nam, nữ đang trong độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ đang mang thai, người bị rối loạn nội tiết tố,... Khi bị nổi mụn cám nhưng không có cách xử lý đúng khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng mụn nặng hơn như:
Mụn đầu đen: Mụn đầu đen là những nốt mụn có phần đầu màu đen lộ ra trên da khiến lỗ chân lông bị giãn nở rộng hơn.
Mụn mủ: Mụn cám lâu ngày không trị khiến lỗ chân lông dễ bị viêm nhiễm dẫn đến tình trạng mụn viêm xuất hiện nhiều hơn, gây sưng đau và dễ để lại sẹo, thâm trên da.
Vì sao mụn cám ở mũi có mùi hôi?
Tình trạng mụn cám ở mũi có mùi hôi không mấy hiếm gặp nhưng là vấn đề khiến nhiều người lo lắng, không biết vì sao mụn cám lại có mùi hôi khó chịu và điều này có làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe, làn da hay không. Mụn cám nói chung và mụn cám ở mũi có mùi hôi nói riêng do rất nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp nhất là:
Tăng tiết bã nhờn trên da: Khi tuyến bã nhờn tăng cường hoạt động, lượng bã nhờn tiết ra nhiều hơn làm lỗ chân lông dễ bị bít tắc dẫn đến tình trạng mụn cám. Điều này kéo dài lâu làm mụn cám ở mũi có mùi hôi. Đây cũng là lý do những vùng da có nhiều tuyến bã nhờn thường có mụn cám nhiều hơn vùng da khô thoáng.
Làm sạch da chưa đúng: Sau một ngày dài làm việc, học tập,... trên da tiết nhiều bã nhờn, bám bụi bẩn và cặn mỹ phẩm, kem chống nắng,... nên rất cần được làm sạch tốt để lỗ chân lông thông thoáng. Tuy nhiên việc vệ sinh da chưa đúng, không dùng nước tẩy trang, rửa mặt không kỹ,... khiến cho tạp chất, chất nhờn còn tồn đọng ở lỗ chân lông và gây nên mụn cám.
Môi trường nóng bức và độ ẩm không khí cao: Một số khảo sát chứng minh nhiệt độ môi trường cao kết hợp với độ ẩm tăng khiến da dễ xuất hiện mụn cám hơn. Lý giải cho điều này là vì môi trường nóng ẩm kích thích tuyến mồ hôi và bã nhờn làm việc nhiều hơn, tiết ra nhiều mồ hôi và dầu nhờn hơn.
Rối loạn nội tiết tố: Một trong những nguyên nhân gây mụn cám và gián tiếp làm mụn cám ở mũi có mùi hôi là rối loạn nội tiết tố. Lượng hormone trong cơ thể mất cân bằng sẽ khiến cho lượng bã nhờn được sản sinh nhanh chóng, da bóng nhờn và dễ nổi mụn cám, mụn ẩn, mụn trứng cá,... hoặc thậm chí là mụn viêm sưng.
Chế độ ăn uống không lành mạnh: Một tác nhân nữa gián tiếp gây ra mụn cám là thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Tiêu thụ nhiều món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, ăn nhiều thịt mỡ, dùng mỡ động vật để chế biến món ăn, thức ăn nhanh, ít ăn rau củ quả,... là những thói quen ăn uống không tốt cho làn da và sức khỏe.
Cần làm gì khi mụn cám ở mũi có mùi hôi?
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân khiến mụn cám ở mũi có mùi hôi, bạn nên làm gì để cải thiện nhanh chóng tình trạng này, hỗ trợ làn da mịn màng và khỏe mạnh hơn. Khi nặn mụn cám và nhận thấy mụn cám ở mũi có mùi hôi bạn nên thực hiện những cách dưới đây để cải thiện.
Thay đổi thói quen sinh hoạt: Sinh hoạt kém điều độ, thức khuya, ngủ không đủ giấc,... chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho nội tiết tố kém ổn định, từ đó dẫn đến mụn cám. Để giảm thiểu hiện tượng mụn cám ở mũi có mùi hôi, bạn nên thay đổi thói quen sống dần dần như đi ngủ trước 23 giờ, ngủ đủ 8 tiếng, nghỉ trưa thư giãn, ăn uống đúng giờ,... sẽ thấy hiệu quả không chỉ trên da mà còn cả sức khỏe nữa đấy.
Ăn uống điều độ, thực đơn lành mạnh: Người bị mụn cám nói chung và mụn cám ở mũi nói riêng nên tăng cường lượng rau xanh, trái cây vào chế độ ăn hàng ngày. Đảm bảo thực đơn cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết, bổ sung nguồn đạm chất lượng cao, giảm dầu mỡ và muối trong chế biến thức ăn,... sẽ giúp làn da cải thiện từ từ trở nên mềm mại và có sức sống hơn.
Chăm sóc da đúng cách: Cách trị mụn cám tại nhà bạn nên áp dụng ngay hôm nay là vệ sinh, rửa mặt hàng ngày 2 - 3 lần bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước sạch là điều nhiều chuyên gia thẩm mỹ khuyên bạn nên làm để da được khỏe mạnh và mụn cám không còn xuất hiện nữa đấy.
Uống nhiều nước: Uống 2 - 3 lít nước/ngày và bổ sung thêm các loại nước ép, sinh tố trái cây, nước dừa,... vừa là cách giải nhiệt nhanh chóng, vừa bổ sung dồi dào vitamin và chất chống oxy hóa cho cơ thể. Uống nhiều nước giúp da đủ ẩm và hạn chế tiết dầu nhờn.
Nhìn chung hiện tượng mụn cám ở mũi có mùi hôi không quá gây hại đến sức khỏe nhưng bạn cần sớm điều trị dứt điểm để tránh nguy cơ viêm nhiễm lỗ chân lông gây nên mụn sưng, mụn viêm khó chịu, làm tổn thương làn da lâu dài. Trường hợp mụn cám nhiều, có mùi hôi kèm theo biểu hiện lạ như ngứa ngáy hoặc da mẩn đỏ, sưng tấy,... bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn, hỗ trợ điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.