Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mụn cóc có lây không? Cách phòng ngừa mụn cóc lây lan

Ngày 30/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mụn cóc thường gây ngứa ngáy khó chịu và dễ bị tái phát thường xuyên. Vì vậy câu hỏi liệu mụn cóc có lây không là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng đi tìm câu trả lời ngay qua bài viết sau đây nhé!

Mụn cóc hay còn gọi là mụn cơm là một loại mụn được gây ra bởi nhiều chủng virus HPV (virus gây u nhú) ở người. Vậy mụn cóc có lây không và lây lan qua đường nào, làm cách nào để phòng ngừa mụn cóc, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây. 

Mụn cóc (mụn cơm) là gì? 

Mụn cóc là một tên gọi dùng để chỉ các loại mụn nổi lên trên mặt da, sần sùi và thường gây ngứa rát. Tác nhân gây nên loại u nhú này gọi là virus Papilloma ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng thường trải qua thời kỳ ủ bệnh khoảng vài tháng, sau đó các nốt mụn cóc mới xuất hiện.

Mụn có có thể bắt gặp ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân,... và đa số đều là thể lành tính. Ngoại trừ trường hợp mụn cóc sinh dục - đây là loại mụn cóc nguy hiểm được quan tâm nhiều nhất vì chúng là tác nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung.   

Mụn cóc có lây không và lây qua đường nào? 

Với câu hỏi “mụn cóc có lây không” thì câu trả lời là có. Đây là một lý truyền nhiễm với tác nhân chính là virus HPV, chủ yếu chúng sẽ tấn công vào cơ thể thông qua các vết thương hở trên da. Ngoài ra, chủng virus gây mụn cóc này cũng có thể lây truyền qua các con đường khác như: 

Đường máu: Khi nhận máu của người bị nhiễm virus HPV, người nhận có khả năng bị nhiễm virus và dễ hình thành bệnh mụn cóc. Trong đó, những đối tượng có khả năng phơi nhiễm cao là bác sĩ, nhân viên y tế,...

Các vật dụng trung gian: Dịch mụn cóc chứa rất nhiều mầm bệnh. Khi chúng vỡ ra virus HPV sẽ dễ phân tán ra nhiều nơi và để lại virus trên bề mặt của các vật dụng mà người bệnh đã tiếp xúc chẳng hạn như khăn tắm, bàn chải,... Vì vậy mà khi người khỏe mạnh đang có vết thương hở, trầy xước trên da tiếp xúc với các vật dụng này thì sẽ bị lây mụn cóc. 

Lây nhiễm khi tiếp xúc da kề da: Khi tiếp xúc trực tiếp da kề da với người bị mụn cóc, bạn cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm mầm bệnh, nhất là khi bạn chạm vào mụn cóc. Tuy nhiên, bệnh thường không biểu hiện triệu chứng ngay khi mắc bệnh mà có khoảng thời gian ủ bệnh vài tháng nên thường khiến mọi người chủ quan. 

Tự lây nhiễm là hiện tượng mụn cóc lây từ vị trí này sang vị trí khác trên chính cơ thể của người bệnh, theo dân gian còn gọi là “cóc nhảy”. Hiện tượng này thường là do người bệnh tự gãi, cọ xát hay cào vào da khiến mụn cóc vỡ ra và lây sang các khu vực da lành khác.   

mụn cóc có lây không 1

Mụn cóc có lây không? Có lây và lây qua đường vết thương hở là chủ yếu

Cần làm gì để tránh bị lây mụn cóc? 

Để tránh lây nhiễm mụn cóc, bạn có thể bảo vệ bản thân bằng cách: 

  • Thực hành vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày. 
  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất kết hợp với tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể trao đổi chất, khỏe mạnh. Điều này giúp nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các loại virus gây bệnh. 
  • Tránh tiếp xúc ngoài da với người mắc bệnh mụn cóc.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, bồn tắm, đồ lót,… với người khác. 
  • Quan hệ tình dục an toàn và có bảo vệ bằng bao cao su
  • Không nên cào, gãi, cọ xát vào mụn cóc khiến cho bệnh nặng thêm. 
  • Không nên tin và đắp thuốc lên da theo các bài thuốc dân gian chữa mụn cóc không có căn cứ.

mụn cóc có lây không 2

Để tránh làm lây lan bệnh, bạn không nên gãi nhiều trên vùng da đang bị nổi mụn cóc

Một số phương pháp điều trị mụn cóc hiện nay 

Mụn cóc là dạng u lành tính nhưng thường dễ lây lan. Đôi lúc mụn cóc có thể không cần điều trị mà tự rụng theo thời gian nhưng nhiều trường hợp, bác sĩ khuyến cáo bạn nên xử lý triệt để mụn cóc nhằm ngăn ngừa lây lan và tái phát. 

Tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp các cách trị mụn cóc sau: 

Sử dụng thuốc điều trị mụn cóc: Dạng gel, kem hoặc miếng dán có chứa thành phần acid salicylic. Acid salicylic trị mụn cóc bằng cách loại bỏ dần các lớp tế bào chết cho đến khi không còn lớp da nhiễm virus. Đồng thời, kích hoạt quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể để kháng lại virus gây bệnh. Ngoài ra, tùy thuộc vào các triệu chứng kèm theo mà bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số thuốc giảm đau và kháng viêm phù hợp.

Thực hiện tiểu phẫu loại bỏ mụn cơm: Mụn cơm hay mụn cóc xuất hiện tại một số vị trí trên cơ thể sẽ gây cảm giác vướng víu và khó chịu thì cần cắt bỏ chúng. Hiện nay, có nhiều công nghệ được ứng dụng trong loại bỏ mụn cóc hay còn gọi là đốt mụn cóc bao gồm: Cắt bỏ bằng dao mổ, đốt điện, đốt laser,...

mụn cóc có lây không 3

Đốt mụn cóc hiện tại là giải pháp xử lý hiệu quả nhất

Liệu pháp áp lạnh. Đây là liệu pháp sử dụng nitơ lỏng khiến cho các vùng da mụn cóc bị phỏng lạnh, đóng băng và hình thành phồng rộp. Sau khi áp nhiệt lạnh, bác sĩ sẽ sử dụng miếng dán để băng kín vết thương và đến một thời gian nhất định, băng dán này sẽ được lột bỏ kéo theo da chết và mụn cóc. 

Kết hợp với các phương pháp điều trị kể trên, bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân có một chế độ chăm sóc da và ăn uống lành mạnh để giúp cơ thể có “sức chiến đấu” tốt nhất với virus HPV. Đồng thời, luôn theo sát liệu trình trị liệu từ bác sĩ da liễu, không tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ. 

Hy vọng thông tin trên đây đã có thể giúp bạn trả lời được cho câu hỏi mụn cóc có lây không và lây truyền qua những con đường nào để từ đó có cách chủ động phòng ngừa và xử lý mụn cóc nhé!

Vi Quỳnh 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm