Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sử dụng acid salicylic trị mụn cóc

Ngày 05/07/2022
Kích thước chữ

Vài nét khái quát về mụn cóc và acid salicylic, hiệu quả điều trị cũng như cách sử dụng hóa chất này để điều trị mụn cóc. Những tác dụng phụ nguy hiểm có thể gặp phải mà bạn cần lưu ý. 

Mụn cóc là một loại bệnh da liễu gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Chúng làm mất thẩm mỹ và tương đối khó điều trị dứt điểm. Một trong những phương pháp điều trị mụn cóc hiệu quả, đơn giản được nhiều người áp dụng chính là bôi thuốc ngoài da. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về việc sử dụng acid salicylic trị mụn cóc trong bài viết dưới đây nhé!

Vài nét về mụn cóc

Mụn cóc là một khối u lành màu trắng với kích thước gần giống với hạt cơm. Do đó chúng còn được gọi là mụn cơm. Bề mặt mụn sần sùi như bông súp lơ nhỏ và thường mọc ở nhiều vị trí khác nhau như: lòng bàn chân, bề mặt da bàn tay, cơ quan sinh dục,…

Phần lớn, mụn lành tính nên thường tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên chúng vẫn gây vướng víu và bất tiện trong các hoạt động sinh hoạt. Không chỉ vậy, mụn còn có xu hướng lây lan sang nhiều vùng da khác gây đau đớn và mất thẩm mỹ. 

Mụn cóc xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ cao nhất là đối tượng trẻ em. Bên cạnh đó, những người bị suy giảm miễn dịch hoặc là mắc các bệnh như: ung thư máu, HIV/AIDS,… cũng rất dễ bị mọc mụn cóc.

Nguyên nhân chính gây ra mụn cóc chính là do virus HPV xâm nhập vào các vết trầy xước bên ngoài da. Sau một thời gian ủ bệnh, virus sẽ kích thích và làm các tế bào biểu mô tăng sinh thành dạng hạt cơm.

Sử dụng acid salicylic trị mụn cóc 1

Mụn cóc gây khó chịu, mất thẩm mỹ 

Vài nét về acid salicylic

Salicylic acid là một chất thuộc nhóm acid beta hydroxy (BHA). Khi bôi lên da, acid salicylic sẽ tác động và phá vỡ “chất keo” kết dính các tế bào da chết với các tế bào da mới sâu bên trong lỗ chân lông. Từ đó làm bong tế bào chết, xỉn màu.

Một số sản phẩm có chứa acid salicylic phổ biến gồm có:

  • Các sản phẩm trị mụn;
  • Dầu gội đầu trị gàu;
  • Sữa rửa mặt;
  • Các loại thuốc bôi trị mụn cóc.

Bên cạnh đó thì acid salicylic còn được gọi là chất "tiêu sừng" bởi chúng có đặc tính tẩy tế bào chết. Do đó có thể loại bỏ dần dần mụn cóc.

Các sản phẩm thuốc trị mụn cóc có chứa acid salicylic thường ở dạng kem bôi, dạng gel, hoặc là miếng dán. Các sản phẩm này cần chú ý dùng đều đặn hàng ngày hoặc ít nhất là cách ngày thì mới có thể đạt hiệu quả tối đa.

Sử dụng acid salicylic trị mụn cóc 2

Sử dụng acid salicylic trị mụn cóc là phương pháp an toàn và hiệu quả 

Những loại mụn cóc có thể điều trị được bằng acid salicylic

Mặc dù tác dụng điều trị của acid salicylic đối với mụn cóc đã được chứng minh. Tuy nhiên, không phải loại mụn nào cũng đem lại hiệu quả. 5 loại mụn phổ biến nhất có thể trị khỏi chính là:

  • Mụn cóc thông thường: Chủ yếu hình thành trên mu bàn tay.
  • Mụn cóc phẳng: Hay gặp trên trán và vùng mặt.
  • Mụn cóc sinh dục: Ở bộ phận sinh dục và vùng những vùng xung quanh, gồm có cả vùng đùi và mu.
  • Mụn cóc Plantar: Chủ yếu gặp ở lòng bàn chân.
  • Mụn cóc quanh móng: Mọc ở xung quanh móng chân, móng tay.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, đây là một cách trị mụn cóc tương đối an toàn đối với mụn cóc thông thường và mụn cóc Plantar. Tuy nhiên nhưng không nên sử dụng để bôi trực tiếp lên mặt, cổ hoặc bộ phận sinh dục.

Sử dụng acid salicylic trị mụn cóc 3

Mụn cóc Plantar

Cách sử dụng acid salicylic để điều trị mụn cóc

Acid salicylic với nồng độ thấp

Đây là sản phẩm có thể dễ dàng mua được tại các hiệu thuốc. Các sản phẩm này thường có nồng độ khoảng 17%. Tuy nhiên, một số sản phẩm chuyên dùng cho mụn cóc ở lòng bàn chân có thể lên đến 40%, bởi da ở khu vực này thường dày và cứng hơn.

Cách sử dụng acid salicylic trị mụn cóc ở nồng độ thấp như sau. Rửa sạch vùng da có mụn cóc hoặc là ngâm trong nước ấm khoảng 5 phút để da mềm ra. Thấm khô da rồi bôi sản phẩm acid salicylic lên trong lúc còn ẩm, giúp chúng thẩm thấu vào da tốt hơn.

Trong thời gian điều trị mụn cóc bằng acid salicylic thì bạn có thể dùng đá bọt hoặc dụng cụ tẩy tế bào chết để kỳ lên mụn cóc giúp loại bỏ bớt tế bào chết trên nốt mụn. Lưu ý, không được dùng chung các dụng cụ này cho những vùng khác trên cơ thể cũng như không dùng chung với người khác để tránh lây lan virus gây mụn cóc.

Cần bôi acid salicylic trị mụn cóc đều đặn hàng ngày và kiên trì trong vài tuần thì mới có thể đem lại hiệu quả. Mụn cóc sẽ dần teo nhỏ và biến mất, đôi khi, chúng cũng sẽ rụng ra.

Sử dụng acid salicylic trị mụn cóc 4

Sản phẩm có chứa acid salicylic nồng độ thấp 

Acid salicylic với nồng độ cao

Khi đi khám, nếu tình trạng mụn cóc quá nặng thì bác sĩ sẽ kê đơn acid salicylic nồng độ cao. Những sản phẩm này thường được sử dụng cho các vùng da dày, tình trạng mụn cóc chai, to chẳng hạn như lòng bàn chân.

Mặc dù cách sử dụng tương đối giống với acid salicylic nồng độ thấp nhưng nguy cơ gây ra kích ứng da cao hơn. Khi bị nóng rát, sưng tấy, mẩn đỏ thì lập tức ngừng sử dụng ngay và báo lại với các bác sĩ.

Những tác dụng phụ khi sử dụng acid salicylic để điều trị mụn cóc

Mặc dù dùng  acid salicylic trị mụn cóc là một phương pháp tương đối an toàn. Tuy nhiên chúng vẫn có thể gây ra một vài tác dụng phụ, có thể kể đến là kích ứng da, tăng, giảm sắc tố và cảm giác khó chịu tại vị trí có mụn cóc.

Trường hợp nào không nên dùng acid salicylic?

Không nên sử dụng acid salicylic để bôi lên mụn cóc trên mặt. Sở dĩ do nồng độ acid salicylic trong các sản phẩm trị mụn cóc quá cao nên có thể dẫn đến tăng sắc tố hoặc là giảm sắc tố ở da mặt.

Ngoài ra cũng không được dùng acid salicylic trị mụn cóc ở bộ phận sinh dục vì đây là vùng da nhạy cảm nhất của cơ thể. Nếu như bôi acid salicylic với nồng độ cao vào có thể gây bỏng rát và làm tổn thương da, gây nhiễm trùng, khó chịu và để lại sẹo.

Sử dụng acid salicylic trị mụn cóc 5

Sử dụng acid salicylic sai cách có thể đẫn đến tăng sắc tố da 

Sử dụng acid salicylic trị mụn cóc là một phương pháp tương đối an toàn và mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên cần nắm vững cách dùng cũng như lưu ý cần biết để tránh tác dụng phụ của chúng. 

Xem thêm: Cách trị thâm mông cấp tốc bạn nên áp dụng ngay

Thảo My 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin