Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mụn cóc có lây không? Cơ chế lây mụn cóc thế nào?

Ngày 24/08/2022
Kích thước chữ

Mụn cóc có lây không và cơ chế lây như thế nào là thắc mắc của không ít người khi gặp tình trạng này. Để giải đáp cho thắc mắc trên, mời bạn cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Theo chuyên gia da liễu, mụn cóc không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng vẫn có khả năng lây lan, thậm chí là lây rất nhanh, rất dễ chỉ qua những đồ dùng, tiếp xúc gần mà thôi. Vì vậy, bạn cần chủ động bảo vệ bản thân trước loại vi rút gây mụn cóc – vi rút HPV.

Tìm hiểu chung về mụn cóc

Mụn cóc là tình trạng các tế bào da tăng sinh bất thường, tạo nên những khối u nhỏ sần sùi, kém thẩm mỹ và có thể nổi thành cụm ở nhiều nơi trên cơ thể. Thường mụn cóc có màu trắng hoặc tệp màu với da, kích thước không đều nhau và thường lớn bằng hạt cơm nên dân gian còn gọi đây là hạt cơm (hột cơm).

Mụn cóc có lây không Cơ chế lây mụn cóc thế nào 1

Mụn cóc có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, kể cả trẻ em

Nguyên nhân hình thành nên mụn cóc thường là do sự xâm nhập và phát triển, lây lan của vi rút HPV. Hiện nay đã có đến hơn 100 chủng HPV khác nhau, dẫn đến nhiều bệnh khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là chủng 6 và 11 gây mụn cóc và chủng 11. 18 gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới.

Cơ chế gây bệnh của loại vi rút này là nhân cơ hội trên da có những vết trầy xước, HPV sẽ xâm nhập vào và khiến cho những tế bào da bị kích thích, tăng sinh không kiểm soát tạo nên u nhú trên bề mặt da gọi là mụn cóc.

Phân loại các loại mụn cóc

Như bạn đã biết, có đến hơn 100 chủng HPV khác nhau nên mụn cóc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể cũng có những đặc điểm không hề giống nhau, được phân loại thành:

Mụn cóc thông thường

Loại mụn cóc này là những khối u nhú trên da với nhiều hình dạng khác nhau, bề mặt nốt mụn sần sùi và có thể mọc ở những nơi như tay, bàn tay, bàn chân, quanh móng chân và móng tay,…

Với loại mụn cóc thông thường, vi rút thường xâm nhập qua việc thường xuyên cắt, cắn móng tay. Kích thước của mụn cóc thông thường cũng khá đa dạng, có thể chỉ vài milimet nhưng cũng có thể to đến vài centimet.

Mụn cóc phẳng

Đây cũng là loại mụn cóc khá phổ biến với kích thước không quá lớn, vết mụn cóc nào lớn lắm cũng chỉ dưới 5mm và bề mặt cũng không mấy sần sùi như những loại khác nên được gọi là mụn cóc phẳng.

Loại mụn cóc phẳng này lây lan khá nhanh và có thể xuất hiện ở cả nam, nữ và trẻ em với nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Mụn cóc có lây không Cơ chế lây mụn cóc thế nào 2

Mụn cóc phẳng không sần sùi và kích thước lớn bằng loại khác

Mụn cóc ở lòng bàn chân

Nghe tên thôi chắc bạn cũng đã hình dung được vị trí xuất hiện của loại mụn cóc này rồi phải không nào. Mụn cóc ở chân này thường mọc ở lòng bàn chân và khiến cho người bị đau đớn, khó chịu mỗi khi đi hoặc đứng.

Mụn cóc sinh dục

Đây có thể xem là loại mụn cóc nguy hiểm nhất. Mụn cóc sinh dục thường có hình dáng giống với súp lơ và màu sắc gần giống với màu da tự nhiên nên ở giai đoạn đầu rất khó nhận ra.

Mụn cóc sinh dục (sùi mào gà) là bệnh xã hội phổ biến, khiến nhiều người mất sự tự tin, trở nên mặc cảm và ngại giao tiếp, tiếp xúc với người khác. Loại mụn này không phân biệt đối tượng khi có thể nổi ở cả nam, nữ và trẻ em.

Mụn cóc có lây không? Lây như thế nào?

Câu hỏi mụn cóc có lây không là thắc mắc của không ít người. Thực tế, mụn cóc không mấy ảnh hưởng đến sức khỏe và là bệnh ngoài da thông thường. Tuy nhiên điểm cần hết sức lưu ý là mụn cóc có khả năng lây rất nhanh.

Cơ chế lây nhiễm mụn cóc cũng khá đơn giản, dùng chung đồ dùng cá nhân, tiếp xúc khi da đang trầy xước, quan hệ tình dục,… đều có thể khiến bạn bị lây hoặc lây mụn cóc cho người khác.

Vì vậy, đáp án cho thắc mắc mụn cóc có lây không là có, mụn cóc có lây và lây rất nhanh nên bạn cần có những biện pháp bảo vệ bản thân. Đối với mụn cóc thông thường, bạn nên tránh đi chân trần, hạn chế dùng đồ của người khác còn với mụn cóc sinh dục hay chủng HPV gây ung thư, bạn cần bảo vệ bản thân bằng cách quan hệ an toàn, có tiêm đầy đủ vaccine ngừa các chủng HPV phổ biến.

Tác nhân khiến mụn cóc lây lan

Sau khi đã giải đáp thắc mắc mụn cóc có lây không, ta cùng tìm hiểu đến những tác nhân làm mụn cóc lây nhanh. Không chỉ lây từ người này sang người kia mà mụn cóc còn lây rất nhanh từ vùng này sang vùng khác, trên chính cơ thể người bị qua việc:

  • Dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải, khăn mặt, quần áo, bấm móng tay,…
  • Trên da xuất hiện những vết xước mà không được vệ sinh đúng cách, cắt, tỉa móng tay không cẩn thận làm trầy da, chảy máu
  • Thường xuyên đi chân trần, đặc biệt là ở những nơi ẩm ướt, có nhiều vi khuẩn, vi rút gây bệnh như nhà tắm, hồ bơi,…
  • Gãi, cập, tự ý cắt mụn cũng làm giải phóng vi rút và khiến mụn cóc lây lan ra xung quanh.

Mụn cóc có lây không Cơ chế lây mụn cóc thế nào 3

Dùng chung đồ dùng cá nhân làm lây nhiễm mụn cóc

Những người dễ bị mụn cóc

  • Ai cũng có thể bị mụn cóc, không phân biệt đối tượng, độ tuổi, giới tính.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên là đối tượng dễ mắc mụn cóc nhất.
  • Những người có hệ miễn dịch tự nhiên suy giảm như người bị HIV hoặc đang sử dụng thuốc hạ miễn dịch để trị bệnh.
  • Những người bị rối loạn chuyển hóa hoặc đang bị suy nhược thần kinh cũng dễ bị mụn cóc hơn những người bình thường khác.

Mụn cóc chữa được không?

Sau khi đã biết mụn cóc có lây không thì bạn nên tìm hiểu cách chữa mụn cóc. Tuy là loại mụn cóc này không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị có thể làm lây lan ra vùng rộng.

Hiện nay, bạn có thể đến bệnh viện để thực hiện những kỹ thuật loại bỏ mụn cóc đơn giản. Bên cạnh đó, trị mụn cóc tại nhà cũng là cách hay với những nốt mụn kích thước nhỏ, ít, chưa lây lan nhiều.

Nếu không điều trị mụn cóc dứt điểm, tình trạng tái đi tái lại, lây lan, tăng kích thước, mụn cóc ngày một lớn hơn,… sẽ diễn ra, lúc này muốn điều trị cũng không phải chuyện đơn giản.

Ngay khi phát hiện trên cơ thể có mụn cóc, bạn nên đi khám và nhận chỉ định điều trị từ bác sĩ, bất kể nốt mụn cóc ấy mọc ở đâu. Thắc mắc mụn cóc có lây không cũng đã được giải đáp, hy vọng bài viết trên bổ ích, đem đến cho bạn nhiều thông tin giá trị. 

Hồng Nhung 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin