Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mụn cóc ở chân có gây nguy hiểm không?

Ngày 30/06/2022
Kích thước chữ

Mụn cóc thường xuất hiện trên cơ thể người do một loại vi rút HPV gây ra và tuy không có quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng mụn cóc ở chân lại sinh ra nhiều cảm giác khó chịu cho người bị, cần được điều trị, loại bỏ sớm

Cách chữa mụn cóc có nhiều phương pháp như y học dân gian hay dùng thuốc bôi ngoài da tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc rằng không biết mụn cóc ở chân có nguy hiểm không. Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Tìm hiểu về mụn cóc

Mụn cóc có nguyên nhân hình thành là do một loại vi rút có tên là Human Papilloma (hay còn gọi là HPV) gây nên sự phát triển u nhú bất thường trên da. Đây là một loại vi rút có khả năng xâm nhập và sinh sôi tốt trong điều kiện môi trường ẩm, đặc biệt là những nơi có không khí ẩm thấp như nhà tắm, phòng thay đồ,… đều là nơi cư trú lý tưởng cho loại vi rút gây bệnh này. Khi da có dấu hiệu trầy xước, hở thì đây chính là cơ hội cho vi rút HPV xâm nhập vào cơ thể, gây nên mụn cóc.

Mụn cóc ở chân có gây nguy hiểm không 1

Mụn cóc ở chân do nhiễm vi rút HPV gây ra

Mụn cóc ở chân còn có tên gọi khác là mụn cóc Plantar, đây là tên để chỉ những mụn cóc mọc ở vị trí như gót chân, lòng bàn chân. Khi mụn cóc ở chân xuất hiện thì có khả năng sẽ lây lan sang những vùng khác trên chân dẫn đến mụn cóc lòng bàn chân nhiều hơn.

Vị trí mọc đặc biệt này khiến người bệnh đau nhức, đặc biệt là khi bước đi, tác động lực lên nốt mụn cóc ở chân lại càng gây ra đau đớn. Chính vì vậy mà dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng mụn cóc cần được điều trị và loại bỏ để tránh gây cảm giác khó chịu, đau đớn cũng như ngăn không cho mụn lây lan rộng hơn.

Thời gian ủ bệnh khi nhiễm vi rút HPV trên cơ thể người là khá lâu, thường kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng mới bắt đầu phát bệnh. Và mụn cóc ở chân do chủng vi rút này cũng có thể lây nhiễm sang người khác qua tiếp xúc với nơi có vi rút hoặc với nốt mụn cóc.

Triệu chứng khi bị mụn cóc ở chân

Thông thường, mụn cóc ở chân giai đoạn đầu khá khó nhận biết và đến khi mụn phát triển lớn hơn, gây đau đớn thì người bệnh mới nhận ra. Vì vậy, bạn cần chú ý một số dấu hiệu sau đây để phát hiện, điều trị sớm, tránh lây lan ra vùng khác hoặc cho người khác, dấu hiệu cụ thể bao gồm:

  • Xuất hiện nốt mụn nhỏ, hơi rộp, có phần sần sùi, lấy tay chạm vào thấy cứng. Nốt sần này có thể màu da, nâu hoặc hơi ngả sang màu đen, có dấu hiệu sưng ở những nơi như lòng bàn tay, chân, ngón chân,…
  • Trên da dần xuất hiện một số mô sẹo sau khi mụn cóc đã tiến triển vào bên trong của da.
  • Phần đầu của nốt mụn có màu đen, hoặc khi quan sát kỹ sẽ thấy những chấm đen trên đầu nốt mụn cóc, đây chính là biểu hiện mao mạch bị vón cục.
  • Trên chân xuất hiện các vết chai sần một cách bất thường, cản trở không nhìn thấy mạch máu bên trong lòng bàn chân.
  • Bệnh nhân bị mụn cóc ở lòng bàn chân có cảm giác đau đớn, khó chịu khi đi lại, đứng lên.
  • Khi mụn cóc Plantar phát triển lớn dần thì sẽ đi sâu, ăn sâu vào trong da và tạo cảm giác như có viên sỏi trong giày.

Mụn cóc ở chân có gây nguy hiểm không 2

Mụn cóc ở lòng bàn chân thường có dấu hiệu là những nốt sần

Những ai là người dễ bị mụn cóc ở lòng bàn chân?

Bát cứ ai cũng có thể trở thành đối tượng để vi rút HPV tấn công nếu không có chế độ sinh hoạt đảm bảo vệ sinh hoặc có tiếp xúc gần, trực tiếp với người bị mụn cóc.

Tuy nhiên, trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi và người có hệ miễn dịch kém do bệnh, uống thuốc giảm miễn dịch hay người có bệnh tiểu đường sẽ dễ nhiễm vi rút HPV hơn và gây ra mụn cóc. Khi bị mụn cóc ở chân thì việc lây lan sang những vùng khác cũng rất nhanh nên cần điều trị sớm, loại bỏ hoàn toàn mụn cóc ở chân.

Cách trị mụn cóc ở chân phổ biến nhất hiện nay

Dù là mụn cóc ở lòng bàn chân hay mụn cóc ở ngón chân thì việc điều trị dứt điểm, tránh lây lan và tái lại cũng là điều cần thiết để giảm bớt đau đớn, khó chịu cho người bị. Một số cách trị mụn cóc ở chân đang được dùng nhiều hiện nay gồm có:

  • Sử dụng thuốc bôi ngoài có chứa Axit Salicylic: Đây là một loại thuốc bôi ngoài da điều trị, loại bỏ mụn cóc ở chân cũng như ngăn chặn lây lan với cơ chế hoạt động là lấy đi từng lớp sừng của mụn cóc một cách nhẹ nhàng, kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh để đào thải, bài trừ mụn cóc một cách tự nhiên.
  • Sử dụng phương pháp áp lạnh để trị mụn cóc: Đây là cách trị mụn cóc ở chân khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Với phương pháp này, một lượng khí nito lỏng sẽ được dùng để đóng băng, làm lạnh nốt mụn cóc ở chân. Thông thường cách điều trị này sẽ được kết hợp cùng với bôi axit salicylic và lặp lại nhiều lần đến khi đạt hiệu quả như mong muốn vì phương pháp này chỉ loại bỏ được phần đầu của mụn cóc.

Mụn cóc ở chân có gây nguy hiểm không 3

Có nhiều cách trị mụn cóc hiện nay
  • Đốt điện để loại bỏ mụn cóc: Đốt điện được nhận xét là phương pháp phù hợp nhất với mụn cóc ở chân có kích thước không quá 1cm và mụn mọc tại vị trí bất tiện khi làm các cách trị khác. Với cách đốt điện này, một nguồn điện ở tần số cao sẽ được dùng trên mụn cóc và phá hủy tế bào mụn, loại bỏ vi rút và những tổn thương một cách triệt để. Cách trị mụn cóc bằng đốt điện này đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng vết thương sau đó cần phải chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng là vết thương lâu lành hơn.
  • Laser bằng khí CO2: Bằng cơ chế đóng các mạch máu nhỏ dưới da lại để điều trị mụn cóc, phương pháp laser sẽ khiến các tổn thương cũng như mô tế bào và vi rút HPV trong mụn cóc chết đi, rơi rụng ra ngoài mà không cần dùng đến thuốc bôi. Cách làm này thích hợp với nốt mụn cóc ở chân có độ lớn trên 2cm và mọc tại những nơi như gót chân, cạnh bên bàn chân hay mụn cóc ở ngón chân.

Như vậy có thể thấy mụn cóc ở chân không nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Sau khi đã trị mụn cóc ở chân thì vi rút vẫn có thể lây lan sang những vùng khác nên bạn cần phòng tránh bằng cách tiêm vacxin ngừa HPV ngay từ bây giờ để bảo vệ bản thân nhé. 

Hồng Nhung 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.