Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Suy nhược thần kinh: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Ngày 30/11/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Suy nhược thần kinh là bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Công việc bộn bề, áp lực thường ngày cùng thói quen sinh hoạt khiến bệnh ngày càng tăng về số lượng. Suy nhược thần kinh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời gây ra những hậu quả phức tạp, liên quan đến thể chất và tinh thần của con người.

Suy nhược thần kinh hay tâm căn suy nhược tiếng Anh gọi là Neurasthenia hay còn biết tới là hội chứng Da Costa – hội chứng thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng. Là căn bệnh rối loạn chức năng của vỏ não cùng một số trung khu dưới lớp vỏ não. Xảy ra tình trạng này là do bộ não đã làm việc quá tải, không được nghỉ ngơi vì vậy ảnh hưởng đến khả năng phục hồi. Người bị suy nhược thần kinh không còn hứng thú với bất cứ việc gì.

Đây là tình trạng hệ thần kinh bị rối loạn gây nhiễu loạn cảm xúc. Người bị bệnh không còn tìm thấy niềm vui, hứng thú với bất kỳ điều gì, luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, dễ bị kích động bởi những thứ nhỏ nhặt nhất.

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh

Theo các chuyên gia, suy nhược thần kinh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một số lý do điển hình như:

  • Chấn thương tinh thần: Sự sang chấn tâm lý cường độ mạnh, vượt quá mức chịu đừng của một người và không tìm được cách xử lý là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy sụp thần kinh.
  • Căng thẳng kéo dài: Nguyên nhân phổ biến thứ hai dẫn tới bệnh đó chính là những người bị căng thẳng, stress kéo dài do áp lực công việc, cuộc sống, áp lực từ các mối quan hệ.

Căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới suy nhược thần kinh. Ngoài ra một số nguyên nhân khác dẫn tới bệnh như:

  • Hệ thần kinh bị nhiễu loạn, suy yếu.
  • Lao động trí óc quá mức quy định.
  • Cuộc sống nhiều chuyện buồn nhiều mệt mỏi và căng thẳng.
  • Phải tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố kích thích như tiếng ồn, làm việc trong môi trường khắc nghiệt,…

Suy nhược thần kinh triệu chứng là gì?

Suy nhược thần kinh là căn bệnh phổ biến và thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Người bị suy nhược thần kinh thường đi kèm với những triệu chứng điển hình như sau:

Mất ngủ

Mất ngủ, khó ngủ à một trong những dấu hiệu điển hình của sa sút thần kinh. Người bệnh gặp tình trạng khó ngủ dù cơ thể rất mệt mỏi, bị tỉnh giấc giữa đêm và không thể ngủ tiếp, giấc ngủ chập chờn hay có cảm giác hồi hộp. Vào ban ngày người bệnh thường mệt mỏi, khó tập trung và thường xuyên ngủ gật. Ngồi thì muốn ngủ nhưng khi đặt lưng lại không thể chợp mắt.

Thay đổi tâm trạng

Tâm trạng của người bị suy nhược thần kinh thường xuyên bị thay đổiTâm trạng của người bị suy nhược thần kinh thường xuyên bị thay đổi

Người bệnh có những bất ổn về tâm lý như họ dễ nổi nóng, tức giận kèm theo cảm giác lo lắng, tội lỗi, nhạy cảm, dễ xúc động với mọi thứ xung quanh. Mất ngủ, tự cô lập bản thân là những triệu chứng điển hình của bệnh suy nhược thần kinh.

Tự cô lập bản thân

Người bị sa sút thần kinh sẽ có xu hướng tự tách biệt, xa lánh mọi người. Họ thích ở một mình để tự đối phó với căng thẳng.

Suy nhược thần kinh thực vật 

Bị đánh trống ngực, mạch đập nhanh, hay toát mồ hôi, khó thở, chân tay hay bị run, hoạt động tình dục giảm sút, nam giới bị di tinh, mộng tinh; nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt.

Tăng nhịp tim

Người bệnh khi căng thẳng quá độ sẽ khiến tim đập nhanh hơn, hay bị nghẹn và thường xuyên bị co thắt ở ngực.

Thường xuyên co thắt ở ngực là triệu chứng của người suy nhược thần kinhThường xuyên co thắt ở ngực là triệu chứng của người suy nhược thần kinh

Suy giảm trí nhớ, mất tập trung

Người bệnh thường gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, các công việc hàng ngày bị trì trệ do không thể tiếp nạp thông tin. Người bị suy giảm trí nhớ, mất tập trung cũng là biểu hiện sớm của suy nhược thần kinh.

Nghi ngờ mình có bệnh

Những người bị suy sụp thần kinh luôn nghi ngờ rằng mình có bệnh. Chính vì vậy, người bệnh thường xuyên rơi vào tình trạng lo lắng, hoang mang, khiến căng thẳng thần kinh và bệnh ngày càng nặng hơn.

Ngoài ra người bị suy nhược thần kinh còn gặp phải một số triệu chứng như: Đau nhức mỏi cột sống, đau lưng, mỏi cổ, tê bì chân tay; rối loạn cảm giác; đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Một số người bệnh còn gặp các triệu chứng về tiêu hóa như: Chán ăn, đầy bụng, táo bón, cảm giác buồn nôn và nôn…

Suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không, chữa bằng cách nào?

Suy nhược thần kinh hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm và áp dụng phương pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra thói quen sinh hoạt, học tập, làm việc của người bệnh cũng là yếu tố tạo nên thành công trong quá trình chữa bệnh.

Khi mắc chứng suy nhược thần kinh, việc được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp hạn chế tối đa được những diễn biến phức tạp của bệnh, tránh tình huống phải cấp cứu. Do đó, người bệnh khi thấy nghi ngờ bất kỳ triệu chứng gì cần lập tức tới gặp bác sĩ để được can thiệp y tế kịp thời và phù hợp.

Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng, những câu hỏi tâm lý, xét nghiệm máu… Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với thể trạng của mỗi người.

Suy nhược thần kinh điều trị bằng Tây y

Điều trị suy nhược thần kinh bằng Tây y là biện pháp được sử dụng hiện nayĐiều trị suy nhược thần kinh bằng Tây y là biện pháp được sử dụng hiện nay

Khi bị suy nhược thần kinh người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc Tây để đẩy lùi triệu chứng như:

  • Trạng thái kích thích suy nhược: Sử dụng thuốc meprobamat, librium, seduxen liều 10 – 30mg/ngày.
  • Điều trị nhức đầu: Thường đơn thuốc hay sử dụng các chất dất của paracetamol, Hoặc sử dụng một số loại thuốc giảm đau như analgin, dexa, APC, hỗn hợp thần kinh 2 – 4 viên/ngày.
  • Điều trị mất ngủ: Sử dụng một số loại thuốc an thần như seduxen, selenium, stilnox liều 10 – 20mg uống trước khi đi ngủ. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ được khuyến cáo sử dụng trong thời gian ngắn.
  • Đẩy lùi rối loạn lo âu: Nhóm thuốc an thần, trấn tĩnh, ức chế thần kinh như seduxen, librium, selenium, ananxyl… liều 10 – 30mg/ngày.
  • Thuốc trị trầm cảm: Amitriptyline liều 50 – 100mg/ngày, stablon (tianeptine) 10 – 30mg/ngày.

Người bệnh sử dụng thuốc Tây cần chú ý tới tác dụng phụ của thuốc.

Ngoài ra tùy theo thể bệnh mỗi người bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc chữa rối loạn thực vật nội tạng.

Sử dụng thuốc Tây có ưu điểm là xử lý các triệu chứng nhanh, người bệnh cảm nhận hiệu quả ngay sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, trong thuốc Tây chứa nhiều thành phần ức chế dây thần kinh và một số thành phần gây nghiện. Nếu lạm dụng thuốc thường xuyên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: Nghiện thuốc, phụ thuộc thuốc, viêm loét dạ dày,…

Do vậy người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bá sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn.

Suy nhược thần kinh điều trị bằng Đông y

Theo quan điểm Đông y, suy nhược thần kinh là do tâm chủ thân, cơ thể bị tà khí xâm nhập dẫn tới mất cân bằng âm dương, can thận suy yếu. Các bài thuốc Đông y với ưu điểm là chiết xuất từ thành phần thảo dược tự nhiên, có thể khắc phục tình trạng nghiện thuốc của Tây y. Một số vị thuốc điển hình trong bài thuốc Đông y trị suy nhược thần kinh là:

  • Táo nhân: Trấn an thần kinh, dưỡng tâm, giảm âu lo, dễ ngủ
  • Liên nhục: Giảm căng thẳng, điều hòa khí huyết, tăng cường sức khỏe
  • Hợp hoan bì: Tác dụng an thần, lưu thống máu trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. 

Suy nhược thần kinh là căn bệnh mang tính thời đại. Tuy nhiên chúng ta không thể xem thường bởi bệnh có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng, vì vậy bạn cần có cách điều trị phù hợp để phục hồi lại cuộc sống bình thường của bạn.

Lam Ngọc

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm