Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Mỹ phẩm cruelty-free là gì? 3 chứng nhận đạt chuẩn cruelty-free của sản phẩm

Ngày 28/08/2024
Kích thước chữ

Mỹ phẩm cruelty-free dần trở thành xu hướng mới trong ngành làm đẹp đang nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt từ người dùng, khi gắn liền với câu chuyện đầy tính nhân đạo trong quá trình sản xuất.

Mỹ phẩm cruelty-free không đơn thuần chỉ là tên gọi mỹ phẩm mà còn thể hiện tính nhân đạo, tình yêu thương và nâng cao nhận thức của con người đối với các loài động vật. Thuật ngữ “Cruelty-free” xuất hiện với vai trò tạo nên cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, nhấn mạnh tiêu chí “không thử nghiệm trên động vật” qua những tiêu chuẩn được đặt ra. Vậy các tiêu chí để xác định mỹ phẩm cruelty-free là gì? Thương hiệu mỹ phẩm nào đạt chuẩn Cruelty-free? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.

Mức độ ảnh hưởng của mỹ phẩm thử nghiệm đối với động vật

Mặc dù xu hướng mỹ phẩm cruelty-free đang được truyền tải và lan rộng toàn cầu, nhưng vẫn còn nhiều quốc gia trên thế giới vẫn còn áp dụng phương pháp thử nghiệm trên động vật và bỏ qua những tác hại nghiêm trọng đối với các loài động vật.

Theo một thống kê tại Mỹ, mỗi năm có đến 100 triệu động vật như chuột, lợn Guinea, thỏ, chó, mèo,... bị tra tấn và giết hại để phục vụ cho các thí nghiệm của con người, trong đó chiếm phần lớn có đến ⅕ là thí nghiệm trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và kéo theo những tác hại vô cùng lớn khác nhau:

  • Có đến 95% các thí nghiệm thử nghiệm thành công ở động vật nhưng thất bại ở người. Đáng nói là ở các trường hợp động vật bị biến chứng sau thử nghiệm lại bị ngược đãi vì không được chăm sóc.
  • Trung bình mỗi năm có hơn 100.000 động vật bị giết để phục vụ thử nghiệm mỹ phẩm.

Lựa chọn mỹ phẩm cruelty-free không chỉ làm đẹp cho bản thân mà còn thể hiện tinh thần nhân đạo, tình yêu thương đối với động vật và góp phần bảo vệ môi trường vì quá trình xử lý xác động vật cần đến nhiều hóa chất có thể sản sinh ra lượng chất độc nhất định vào môi trường làm ô nhiễm nước, không khí và đất.

Mỹ phẩm cruelty-free là gì? 3 chứng nhận đạt chuẩn cruelty-free của sản phẩm 1
Mỗi năm có đến hàng trăm triệu động vật bị bạo hành và sát hại để thử nghiệm trong các sản phẩm công nghiệp

Những thông tin cần biết về mỹ phẩm cruelty-free

Bên cạnh các thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực làm đẹp như mỹ phẩm hữu cơ, mỹ phẩm xanh,... mỹ phẩm cruelty-free được ra đời ngoài mang lại những giá trị sử dụng còn muốn truyền tải những giá trị đạo đức của con người.

Mỹ phẩm cruelty-free là gì?

Đầu tiên cần định nghĩa “cruelty-free” là gì? Cruelty (độc ác, tàn bạo) + free (không) là tiêu chuẩn, thể hiện cam kết của một thương hiệu mỹ phẩm về việc không thử nghiệm sản phẩm trên động vật.

Xu hướng nhân đạo này hiện được áp dụng tại các nước văn minh trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ,... Qua đó các thương hiệu mỹ phẩm "thử nghiệm trên động vật" cũng đang bị tẩy chay mạnh mẽ. Và các mỹ phẩm cruelty free dần chiếm ưu thế, đã được quốc tế công nhận và trở thành xu hướng hiện nay.

Mỹ phẩm cruelty-free là gì? 3 chứng nhận đạt chuẩn cruelty-free của sản phẩm 2
Mỹ phẩm cruelty-free được xem là cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm

Đặc điểm nào để xác định mỹ phẩm cruelty-free?

Cho đến hiện tại đã có 3 tiêu chuẩn quy định về chứng nhận sản phẩm không thí nghiệm trên động vật ở mọi công đoạn sản xuất, bao gồm:

Đạt chuẩn PETA

Tổ chức hoạt động phổ biến nhất khi xét về bảo vệ động vật của các thương hiệu, các thương hiệu để đạt chứng nhận “mỹ phẩm cruelty-free” từ PETA cần phải cam kết về mức độ an toàn, lành tính cho da về nguyên liệu sản phẩm, được thể hiện qua 4 tiêu chuẩn sau:

  • Không thử nghiệm sản phẩm cuối cùng trên động vật.
  • Không thử nghiệm các nguyên liệu sản xuất sản phẩm lên động vật.
  • Không có bên thứ 3 tiến hành thử nghiệm sản phẩm trên động vật dưới danh nghĩa đại diện diện cho công ty.
  • Không thử nghiệm trên động vật ngay cả khi được pháp luật yêu cầu.

Đạt chuẩn Leaping Bunny

Để lấy chứng nhận Leaping Bunny, công ty cần tự nguyện cam kết không thử nghiệm sản phẩm trên động vật bất kỳ giai đoạn nào, bao gồm cả nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Khác với PETA, công ty cần trải qua kiểm tra độc lập để đạt được chứng nhận này.

Đạt chuẩn Choose Cruelty Free

Choose Cruelty Free là một tiêu chuẩn của Úc, tương tự với Leaping Bunny nhưng yêu cầu khắt khe hơn, đặc biệt nó không giới hạn ở các thương hiệu tại Úc.

Mỹ phẩm cruelty-free là gì? 3 chứng nhận đạt chuẩn cruelty-free của sản phẩm 3
Nhiều người dân trên thế giới ủng hộ chủ nghĩa cruelty-free

Top 3 thương hiệu mỹ phẩm cruelty-free phổ biến hiện nay

Trên thị trường có không ít các thương hiệu hướng đến các sản phẩm cruelty-free có tính nhân đạo cao đã và đang nhận nhiều tin tưởng và lựa chọn từ nhiều khách hàng.

Mỹ phẩm Cocoon

Thương hiệu mỹ phẩm Việt - Cocoon là một trong các thương hiệu nổi tiếng hướng đến mỹ phẩm thuần chay không thử nghiệm trên động vật, với 100% các nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo lành tính và an toàn cho da, hạn chế tối đa các trường hợp dị ứng da.

Ngoài ra các sản phẩm của Cocoon phần lớn đều là mỹ phẩm xanh, chiết xuất từ thực vật, không có nguồn gốc từ động vật, nổi bật là bộ sản phẩm Cocoon chăm sóc da toàn diện đến từ nhà Cocoon.

Mỹ phẩm cruelty-free là gì? 3 chứng nhận đạt chuẩn cruelty-free của sản phẩm 4
Các sản phẩm của Cocoon luôn hướng đến tiêu chí không thử nghiệm trên động vật

Mỹ phẩm The Body Shop

The Body Shop là thương hiệu tiên phong trong phong trào chống lại thử nghiệm trên động vật từ năm 1989, qua những chiến dịch nhân đạo hướng đến ngành công nghiệp mỹ phẩm, thân thiện với người tiêu dùng và luôn theo tiêu chí sống xanh.

Lush

Có mặt trong các thương hiệu hướng đến mỹ phẩm cruelty-free, không thử nghiệm trên động vật và sử dụng nguyên liệu từ động vật. Ngoài ra Lush còn sử dụng bao bì được đóng gói rất đơn giản, nhằm giảm thiểu rác thải, hạn chế các hậu quả của ô nhiễm môi trường cũng là một điểm cộng đối với người dùng.

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng về mỹ phẩm cruelty-free, bên cạnh các thương hiệu mỹ phẩm đạt chuẩn “không thử nghiệm trên động vật” phổ biến hiện nay. Qua đó bạn đọc có thể thấy mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng khi thí nghiệm mỹ phẩm trên động vật, để cân nhắc lựa chọn tiêu dùng phù hợp nhất.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin