Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Nặn mụn đinh râu có bị méo mồm hay không?

Ngày 29/10/2023
Kích thước chữ

Mụn đinh râu rất hiếm gặp nhưng nhiều người nhầm nó với mụn thông thường và xử lý bằng cách nặn mụn. Vậy có nên nặn mụn tại nhà và liệu nặn mụn đinh râu có bị méo mồm hay không?

Mụn đinh râu là một loại mụn thường mọc ở cằm, mũi, môi và thường sưng tấy lên. Nhiều người chỉ nghĩ nó là một loại mụn bình thường và có những cách xử lý không đúng cách, gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân.

Mụn đinh râu là gì?

Mụn đinh râu hay còn được gọi là mụn đầu đinh. Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn loại mụn này với mụn trứng cá nhưng thực tế mụn đinh râu nguy hiểm hơn rất nhiều. Các nốt mụn có chứa mủ, gây đau và thường xuất hiện ở những vùng như cằm, quanh môi và quanh mũi.

Nặn mụn đinh râu có bị méo mồm hay không?
Mụn đinh râu là một loại mụn thường mọc ở cằm, mũi, môi và thường sưng tấy lên

Mụn đinh râu có thể xuất hiện ở bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Nếu mụn phát triển đến mức nghiêm trọng sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: Mệt mỏi, sốt cao, nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, sưng mặt...

Dưới đây là một vài cách để phân biệt mụn đinh râu với những loại mụn khác:

  • Các nốt mụn thường mọc đơn lẻ.
  • Khi mới hình thành, mụn ở chân sợi râu có màu đỏ và sưng tấy. Khi chạm vào sẽ có cảm giác hơi cứng và hơi đau.
  • Sau vài ngày, nốt mụn sẽ sưng lên bằng kích thước hạt đậu hoặc hạt ngô và xuất hiện mủ màu vàng trên đầu nốt sẩn.
  • Mụn đinh râu có thể gây đau đớn và khó chịu.

Một vài nguyên nhân gây nên mụn đinh râu

Mụn đinh râu nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, loại mụn này cũng có thể bắt nguồn từ vết thương hở bị nhiễm trùng. Mụn cũng có thể xảy ra một cách tự phát do yếu tố cơ địa của cơ thể.

Một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị mụn đinh râu có thể nhắc đến như:

  • Do di truyền.
  • Do nặn mụn không đúng cách khiến da có thể bị viêm và nhiễm trùng.
  • Cạo, nhổ râu, phun môi…, có thể dẫn đến tổn thương da và hình thành mụn.
  • Vệ sinh da không đúng cách.
  • Không chú ý đến việc bảo vệ da.
  • Cơ thể thiếu các nhóm vitamin và khoáng chất.
  • Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ cay, nhiều dầu mỡ.
  • Sử dụng những loại mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ.
  • Dụng cụ trang điểm không đảm bảo vệ sinh.
  • Do cơ địa nóng kèm da dầu.
  • Bệnh tiểu đường.
Nặn mụn đinh râu có bị méo mồm hay không? 1
Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ bị mụn đinh râu

Nặn mụn đinh râu có bị méo mồm hay không?

Theo các chuyên gia, việc nặn mụn có thể dẫn đến viêm da, nhiễm trùng máu và nặng nhất là tử vong. Quá trình nặn mụn có thể gây tổn thương cho da. Sử dụng dụng cụ hoặc tay không được vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng vùng mụn.

Đặc biệt khi mụn xuất hiện quanh miệng, vùng tam giác có nhiều mạch máu và dây thần kinh có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh trung ương. Nặn mụn tùy ý sẽ tác động trực tiếp đến tĩnh mạch và hệ thần kinh khiến người bệnh bị méo mồm.

Đối với loại mụn đinh râu có mủ vàng, sưng tấy đỏ xung quanh nếu bạn tự nặn loại mụn này rất dễ gây sốt cao, nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu… Tác hại này không phải là không thực tế vì đã có rất nhiều người phải tìm đến bác sĩ để điều trị.

Mụn đinh râu điều trị như thế nào?

Mụn đinh râu rất nguy hiểm và có thể gây biến chứng nên bạn đừng tự ý nặn mụn. Tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

Mỗi giai đoạn mụn sẽ có cách chăm sóc và điều trị khác nhau. Dưới đây là một vài cách điều trị mà bạn có thể tham khảo:

  • Giai đoạn 1: Mụn bắt đầu xuất hiện. Ở giai đoạn này cần lưu ý giữ da mặt sạch sẽ và hạn chế sử dụng mỹ phẩm. Nhiều người sử dụng kem che khuyết điểm để che mụn nhưng điều này có thể khiến mụn bị tắc và tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.
  • Giai đoạn 2: Không dùng tay kiểm tra mụn  mà có thể dùng cồn có nồng độ 1% đến 3% để làm sạch vùng da bị mụn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại kem trị mụn nào.
  • Giai đoạn 3: Nếu mụn không quá to thì bạn có thể để mụn tự vỡ. Ngược lại, nếu mụn to và viêm nặng thì không nên tự nặn mụn mà nên đến cơ sở chuyên khoa để được chuyên gia điều trị. Nếu xử lý không đúng cách có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo trên da.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị mụn bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm…, do bác sĩ kê đơn tùy theo tình trạng thực tế của mụn. Nếu mụn viêm tấy, nhiễm trùng cần tìm bác sĩ chuyên khoa đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nặn mụn đinh râu có bị méo mồm hay không? 2
Trong quá trình điều trị mụn bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn

Điều trị mụn đinh râu cần chú ý điều gì?

Tùy vào mức độ nguy hiểm của các nốt mụn mà bạn có thể lựa chọn việc điều trị tại nhà hay đến các cơ sở y tế. Nếu bị mụn đinh râu nhẹ thì bạn có thể thực hiện điều trị tại nhà. Dù sử dụng phương pháp nào thì khi điều trị mụn bạn cũng nên chú ý:

  • Không chườm đá lạnh lên mụn: Khi mụn sưng tấy nhiều người thường chườm đá để giảm đau, giảm sưng tấy. Tuy nhiên, hành động này sẽ không làm giảm tình trạng sưng tấy của mụn mà sẽ khiến mụn trở nên to hơn.
  • Không sờ vào mụn: Nhiều người thường có thói quen sờ, nặn hoặc vô tình chạm vào mụn có thể dẫn đến tình trạng mụn bị vỡ. Vì vậy, bạn cần phải hết sức cẩn thận trong quá trình điều trị mụn.
  • Không đắp lá lên mụn khi chưa hỏi ý kiến ​​bác sĩ: Trong y học dân gian lá được dùng để trị mụn bằng nhiều loại và được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng lá không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm mụn đinh râu rất nguy hiểm.
  • Không tùy tiện dùng kháng sinh để trị mụn: Thuốc kháng sinh có thể giúp giảm đau và sưng tấy do mụn nhưng chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết và đã được bác sĩ kê đơn. Lạm dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi liệu nặn mụn đinh râu có bị méo mồm hay không. Các bạn hãy lưu ý rằng không nên tự tiện nặn bất kì loại mụn nào khi chưa hiểu rõ về nó để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.