Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nâng mũi ăn mì tôm được không? Những điều bạn cần nên biết

Ngày 17/12/2022
Kích thước chữ

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật nâng mũi là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng hồi phục và vào dáng của mũi. Trước những món ăn hằng ngày bạn luôn phải cân nhắc xem món này có ảnh hưởng gì đến mũi không? Đứng trước mì tôm - một món ăn tiện lợi nhiều chị em đắn đo sau khi nâng mũi ăn mì tôm được không?

Mì tôm là món ăn được nhiều người ưa chuộng bởi chế biến nhanh, dễ dàng kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tạo thành món ăn ngon. Thế nhưng nâng mũi ăn mì tôm được không, có ảnh hưởng gì đến vết thương vừa phẫu thuật trên mũi hay làm cho mũi lâu lành hơn không? Hãy cùng Long Châu tìm hiểu nhé!

Nâng mũi ăn mì tôm được không?

Dù không thể chối cãi về những ưu điểm tiện lợi và mùi vị thơm ngon của mì tôm nhưng chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về những tác hại của chúng trên báo, đài. Trong mì tôm có chứa nhiều thành phần phụ gia như chất béo làm tăng cholesterol trong máu, lượng muối cao và nhiều chất phụ gia bảo quản khác gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Với người vừa phẫu thuật nâng mũi xong các chất độc hại này có thể tấn công làm chậm quá trình làm lành vết thương. Lượng muối từ mì tôm cao gấp 1.8 lần so với nhu cầu hằng ngày của cơ thể gây ra áp lực lớn đối với sự phục hồi vết thương vừa phẫu thuật. Không những thế các chất phụ gia và bảo quản đẩy nhanh tốc độ lão hoá, làm gián đoạn việc làm lành vết thương.

Thế nên, đối với câu hỏi nâng mũi ăn mì tôm được không thig mì tôm là món ăn nằm trong danh sách tuyệt đối không nên dùng sau khi nâng mũi. 

Nâng mũi ăn mì tôm được không? Nâng mũi ăn mì tôm được không là thắc mắc của nhiều chị em sau làm đẹp

Những tác hại của mì tôm đối với người vừa nâng mũi

Mì tôm làm chảy nhiều dịch mũi, tăng nguy cơ xuất huyết

Trong mỗi gói mì tôm đều có một gói gia vị nhỏ tạo nên hương vị hấp dẫn của mình. Nhưng đây lại chính là "thủ phạm" gây ra hậu quả khó lường. Theo các nghiên cứu y khoa, lượng muối này có hàm lượng khá cao, khiến cơ thể tạo ra các phản ứng như tăng huyết áp, máu lưu thông mạnh, gây xuất huyết, nhiễm trùng vết thương. 

Trường hợp phổ biến hơn là vị cay nồng từ gói gia vị thường khiến chúng ta tiết ra dịch mũi, dịch mũi này có thể chảy vào bên trong sụn. Đây là nguyên nhân làm mũi bị sưng, mưng mủ, nhiều khi phải phẫu thuật lại mới có thể giải quyết được. 

Tình trạng xuất huyết có thể xảy ra khi ăn mì tôm sau nâng mũi Tình trạng xuất huyết có thể xảy ra khi ăn mì tôm sau nâng mũi

Làm tăng nguy cơ dị ứng sụn

Mì gói có nhiều thành phần không tốt cho sức khoẻ nên khi ăn mì cơ thể thường có những phản ứng chống lại các tác nhân gây hại này. Sụn mũi khi mới cấy vào giống như một "kẻ ngoại lai" đang cần được cơ thể cho phép thích nghi. Tuy nhiên, những phản ứng khi ăn mì vô tình khiến cơ thể nhận biết và "đấu tranh" để loại bỏ sụn nâng mũi. Với những ai có cơ địa quá nhạy cảm dễ xảy ra tình trạng tụt sụn, lệch sụn hay thậm chí là đào thải sụn. 

Dễ gây mẩn ngứa, nổi mụn

Mì gói là một trong những tác nhân hàng đầu gây mụn trên mặt. Với vùng mũi - đây là môi trường yêu thích của nhiều loại mụn. Ăn mì có thể khiến cho vùng mũi mọc lên các loại mụn sưng đỏ, tạo mẩn ngứa gây viêm nhiễm với vết thương vừa phẫu thuật, ảnh hưởng đến thời gian phục hồi vết thương. Ngoài ra, sau nâng mũi bạn thường phải uống kháng sinh, nên rất khó để điều trị mụn. Do đó nên loại bỏ mì tôm ra khỏi thực đơn mỗi ngày để tránh những nốt mụn phiền phức.

Mũi mẩn ngứa, nổi mụn khi ăn mì tôm sau nâng mũi

Mũi mẩn ngứa, nổi mụn do ăn mì tôm

Gây thiếu hụt dinh dưỡng

Dù thơm ngon nhưng không thành phần nào trong mì gói cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Với những vết thương hở, cơ thể cần cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thúc đẩy sự phát triển tế bào mới làm hồi phục vết thương nhanh chóng. Chính vì thế, mì gói không phải là thực phẩm phù hợp cho giai đoạn này.

Nâng mũi bao lâu thì được ăn mì tôm?

Mì tôm là một món ăn quen thuộc nên khó tránh khỏi cảm giác thèm ăn mì sau khi phẫu thuật nâng mũi. Vậy nâng mũi ăn mì tôm được không? Tuyệt đối không được ăn mì trong tuần đầu sau nâng mũi vì đây là giai đoạn rất nhạy cảm, cần chăm sóc cẩn thận. 2 - 3 tuần sau là thời điểm vết thương đang phục hồi, sụn đang dần thích ứng với cơ thể, cần nên hạn chế mì gói tối đa hết mức có thể. Khoảng sau 1 tháng, sụn nâng mũi đã dần ổn định, bạn có thể ăn lại mì tôm nhưng hãy hạn chế nhé!

Nâng mũi bao lâu thì được ăn mì tôm Nâng mũi sau 1 tháng thì có thể ăn được mì tôm

Dù là món ăn đơn giản, quen thuộc nhưng mì tôm lại có thể gây ra những phiền phức nghiêm trọng cho những ai vừa nâng mũi xong. Giải đáp được thắc mắc nâng mũi ăn mì tôm được không sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thực phẩm này. Tạm thời hãy đưa mì tôm vào danh sách thức ăn cần kiêng cử để giúp vết thương nâng mũi mau chóng hồi phục, có được chiếc mũi xinh bạn nhé!

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin