Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Nâng mũi có đau không? Một số mẹo giảm đau hiệu quả và đơn giản

Ngày 11/12/2022
Kích thước chữ

Nâng mũi là một trong những loại hình thẩm mỹ phổ biến hiện nay nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, người lo ngại nâng mũi xảy ra biến chứng nguy hiểm. Vậy nâng mũi có đau không? Nâng mũi có ảnh hưởng gì không? Đây là những điều cơ bản bạn nên biết trước khi thực hiện nâng mũi.

Chiếc mũi cao thẳng, thon gọn và cân đối là điều mà ai cũng mong muốn, đặc biệt là những người không may sở hữu chiếc mũi thấp, mũi gồ ghề, nhiều khuyết điểm. Với nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, ngành thẩm mỹ liên tục cho ra đời các công nghệ nâng mũi nhưng khi nghĩ đến việc "dao kéo" thì trong 10 người có 9 người sợ đau khiến họ chần chừ. Vậy thật chất nâng mũi có đau không và có ảnh hưởng gì không?

Nâng mũi có đau không?

Nâng mũi là kỹ thuật xâm lấn gây đau nhức nhưng đây là phản ứng bình thường của cơ thể và chỉ xảy ra vào một thời điểm nhất định. Trên thực tế, nâng mũi chỉ gây đau ở một số giai đoạn nhất định và trong ngưỡng chịu đựng được. Ngoài ra, ngưỡng chịu đau của mỗi người là hoàn toàn khác nhau, có người không cảm thấy đau trong suốt quá trình thực hiện. Nâng mũi có đau không còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và kỹ thuật của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.

  • Cảm giác đau đầu tiên là khi bác sĩ tiến hành gây tê, cảm giác đau như ong đốt.
  • Trong quá trình làm mũi, bạn không cảm thấy đau đớn vì trước đó bác sĩ đã gây tê cục bộ xung quanh mũi.
  • Khi kết thúc phẫu thuật bạn có thể cảm thấy hơi nhói ở mũi nhưng bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc giảm đau để giảm bớt cảm giác khó chịu.
  • Những ngày sau cơn đau biến mất và chỉ còn ngứa nhẹ.
Nâng mũi có đau không? Một số mẹo giảm đau hiệu quả và đơn giản 1 Nâng mũi có đau không? Tuỳ thuộc vào ngưỡng đau của từng người, tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật được gây tê nên sẽ không thấy đau

Giai đoạn phẫu thuật nâng mũi có đau không?

Trước khi thực hiện nâng mũi, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc gây tê cục bộ vùng mũi. Do đó, bạn sẽ không cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật.

Sau khi phẫu thuật nâng mũi

Thông thường khoảng 6 - 8 tiếng sau khi phẫu thuật, thuốc tê hết tác dụng và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy đau nhức ở các vị trí sống mũi, quanh mũi, quanh mắt và gò má. Mọi người có khả năng chịu đau khác nhau nhưng hầu hết không quá đau. Cơn đau kèm theo sưng mặt khiến bạn cảm thấy khó chịu nhưng dấu hiệu này sẽ thuyên giảm mỗi ngày. Trung bình, cơn đau chấm dứt sau khoảng 5 ngày. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà cơn đau có thể kéo dài hơn.

Nâng mũi có ảnh hưởng gì không?

Về cơ bản, nâng mũi là phương pháp làm đẹp an toàn, không gây nguy hiểm gì cho cơ thể. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nâng mũi an toàn 100%. Nâng mũi vẫn tiềm ẩn những nguy hiểm như sốc phản vệ, nhiễm trùng, hoại tử, lệch vách ngăn… Điều này phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Chất liệu độn nâng mũi: Chất liệu độn phải được đặt dưới da mũi và trên xương mũi không tiếp xúc với ống mũi, không cản trở thông khí nên không ảnh hưởng đến chức năng của mũi như viêm mũi dị ứng hay viêm xoang.
  • Tay nghề bác sĩ: Nếu thực hiện nâng mũi ở cơ sở thiếu trang thiết bị, quy trình thực hiện không chuẩn, tay nghề bác sĩ kém thì chiếc mũi của bạn sẽ không đẹp mà còn phải gánh chịu những biến chứng khó lường đến sức khỏe và thẩm mỹ.
  • Quá trình chăm sóc sau: Nếu bạn chăm sóc cẩn thận thì mũi sẽ nhanh lành và đẹp tự nhiên, ngược lại sẽ gây biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Lời khuyên để nâng mũi không đau

Một số biện pháp sau đây sẽ giúp bạn cảm thấy không đau khi nâng mũi và có trải nghiệm hơn khi bước vào phòng phẫu thuật: 

  • Chuẩn bị tâm lý và sức khỏe tốt: Đảm bảo sức khỏe tốt và tâm lý thoải mái trước và sau phẫu thuật. Hãy cố gắng gạt bỏ những lo lắng của bạn sang một bên vì thực ra sửa mũi không hề đau như bạn tưởng tượng. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn tâm lý để làm quen với những thay đổi về thể chất sau nâng mũi như sưng tấy, bầm tím, nghẹt mũi,… Đây đều là những hiện tượng bình thường khi cơ thể gặp chấn thương và tự hết ngay sau vài ngày. 
  • Chọn bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao: Kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ càng giỏi thì tỷ lệ ca mổ thành công càng cao. Các thao tác chính xác và tỉ mỉ trong phẫu thuật được hạn chế tối đa giúp vết thương mau lành và dáng mũi nhanh chóng đẹp hơn.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Tuân thủ cách chăm sóc mũi sau nâng của bác sĩ như uống thuốc giảm đau, vệ sinh mũi, ăn uống kiêng khem cẩn thận,...
Nâng mũi có đau không? Một số mẹo giảm đau hiệu quả và đơn giản 2 Về cơ bản, nâng mũi là phương pháp làm đẹp an toàn và không đau khi thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm tốt

Một số mẹo giúp giảm đau sau nâng mũi

Để không phải lo lắng nâng mũi có đau không thì việc chăm sóc hậu phẫu là vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ sưng tấy và thời gian hồi phục. Dưới đây là một mẹo để giảm sưng tấy, giảm đau hiệu quả và đơn giản: 

  • Chỉ chườm đá trong 2 ngày đầu sau đó chườm ấm. Không đặt đá trực tiếp lên vùng mũi mà bọc vào khăn mềm và thoa ở các vùng xung quanh mũi một cách nhẹ nhàng. Mỗi lần chườm tối đa 10 phút, ngày 3 - 4 lần. 
  • Thông thường, bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc giảm đau, kháng sinh để hạn chế đau nhức, sưng tấy và nhiễm trùng. Lưu ý không nên lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau vì rất dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
  • Ít nhất 1 tháng sau khi nâng mũi, bạn nên kiêng một số thực phẩm có nguy cơ tăng sưng đau, nhiễm trùng, sẹo lồi như hải sản, thịt gà, thịt bò, rau muống, đồ nếp,...
Nâng mũi có đau không? Một số mẹo giảm đau hiệu quả và đơn giản 3 Để không phải lo lắng nâng mũi có đau không thì tuân thủ chăm sóc và uống thuốc của bác sĩ chỉ định

Nâng mũi có đau không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tay nghề của bác sĩ. Vì vậy, để hạn chế đau và có kết quả nâng mũi như ý bạn cần đến các bệnh viện chuyên khoa, cơ sở thẩm mỹ chất lượng và thực hiện theo hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu để đạt hiệu quả thẩm mỹ tối đa. Hy vọng những thông tin trên đã phần nào giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề nâng mũi có đau không cũng như một số mẹo giảm đau hiệu quả để bạn có thể áp dụng.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin