Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Nên kiêng những loại thực phẩm nào?

Ngày 10/12/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nâng mũi tác động đến cấu trúc mô và hình dáng mũi từ bên trong, gây tổn thương hở và cần thời gian hồi phục. Vì vậy, sau khi nâng mũi bạn phải chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ quá trình lành vết thương nhanh chóng. Vậy nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Cần kiêng những thực phẩm nào? Theo dõi bài viết để biết thông tin chính xác nhé.

Sau khi nâng mũi, bạn phải tuân thủ đúng chế độ chăm sóc mà bác sĩ chỉ định, đặc biệt là về thực đơn ăn uống. Bạn có thể biết cần kiêng cử những loại thực phẩm nào sau phẫu thuật, nhưng có thể bạn không biết tốt nhất là nâng mũi kiêng ăn bao lâu?

Sau nâng mũi kiêng ăn bao lâu?

Sau nâng mũi bạn nên ăn kiêng trong 1 - 2 tháng đầu theo hướng dẫn của bác sĩ thẩm mỹ. Nâng mũi tác động đến hình dáng và cấu trúc mũi từ bên trong tạo nên vết thương hở nên cần thời gian để chữa lành. Do đó bạn phải có chế độ dinh dưỡng và ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. 

Thời gian kiêng ăn mỗi người khác nhau vì cơ địa khác nhau. Đối với người có thể trạng tốt, vết thương nhanh lành và ít để lại sẹo thì thời gian kiêng cữ khoảng tháng sau khi nâng mũi. Vì vậy, để biết thời gian ăn kiêng chính xác bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Ngược lại, với những người có cơ địa dễ để lại sẹo, thể chất không tốt thì cần ăn kiêng khoảng 1.5 - 2 tháng mới ăn uống bình thường trở lại. 

Vì vậy, sau một tháng kiêng khem bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn thời điểm dừng ăn kiêng tốt nhất. Việc kiêng khem đúng cách sẽ giúp mũi không bị biến chứng, nhanh lành và có hình dáng đẹp.

Sau nâng mũi kiêng ăn những gì?

Kiêng ăn thịt bò

Thịt bò luôn nằm trong danh sách thực phẩm cần tránh khi có vết thương hở. Trong thịt bò chứa nhiều protein, chất dinh dưỡng,… nếu ăn quá nhiều khiến vết thương tăng sinh quá mức gây sẹo lồi, màu da không đồng đều mất tính thẩm mỹ cho gương mặt. Do đó, bạn nên hạn chế ăn thịt bò sau khi nâng mũi. Thời gian không ăn thịt bò thường kéo dài ít nhất 1 tháng cho đến khi mũi lành hẳn và có hình dáng ổn định. Có thể thời gian này sẽ lâu hơn vì còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Nên kiêng những loại thực phẩm nào? 1 Thịt bò luôn nằm trong danh sách thực phẩm cần tránh khi có vết thương hở vì ăn quá nhiều khiến vết thương tăng sinh quá mức gây sẹo lồi

Kiêng thịt gà

Thịt gà chứa một lượng lớn protein, axit béo, lipid và vitamin C, A, E và khoáng chất,… Đây đều là những dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Nhưng theo nghiên cứu nếu có vết thương hở mà ăn thịt gà dễ gây ngứa, sưng mủ, vết thương chậm lành và dễ để lại sẹo. Vì vậy, các bác sĩ khuyên sau khi nâng mũi không được ăn thịt gà ít nhất 1 tháng.

Kiêng hải sản

Hải sản như cua, tôm, mực, hàu, hàu, sứa,... có thể chế biến nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, các bác sĩ thẩm mỹ cho biết không nên ăn các loại hải sản có vỏ trong vòng ít nhất 1 tháng sau nâng mũi vì có thể gây ngứa, chảy dịch, dị ứng thậm chí sưng tấy và để lại sẹo khiến vết thương sau nâng mũi lâu lành hơn. Ngoài ra, những người bị dị ứng hải sản hay cơ địa xấu nên kiêng hải sản trong vòng 1 - 3 tháng.

Kiêng rau muống

Rau muống là loại rau rất giàu sắt, canxi và chất xơ, đây đều là những thành phần tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi nâng mũi tuyệt đối không ăn các món ăn từ nước rau muống để tránh vết thương để lại sẹo xấu, sẹo lồi gây mất thẩm mỹ, thậm chí gây thâm.

Kiêng đồ nếp

Các món làm từ gạo nếp như bánh chưng, bánh tét, xôi có tính nóng,... Do đó khi có vết thương hở không nên ăn thức ăn từ gạo nếp có thể gây bội nhiễm, nhiễm trùng.

Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Nên kiêng những loại thực phẩm nào? 2 Các món làm từ gạo nếp như bánh chưng, bánh tét, xôi có tính nóng,... có thể gây bội nhiễm, nhiễm trùng

Kiêng các loại trứng

Giống như rau muống, trứng gà chứa nhiều protein, có thể kích thích sản sinh collagen. Tuy nhiên, nếu vết nâng mũi chưa lành mà ăn những thực phẩm giàu đạm sẽ bất lợi vì dễ để lại sẹo lồi. Bên cạnh đó, ăn trứng gà vào vết thương cũng dễ gây ngứa ngáy, dị ứng nên sau khi nâng mũi bạn nên kiêng các món ăn chế biến từ trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng, trứng cút,… ít nhất 3 - 4 tuần cho đến khi vết thương lành hẳn.

Kiêng một số loại trái cây

Trái cây luôn là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có những loại trái cây không thích hợp sử dụng khi cơ thể có vết thương hở đó là dừa, rau má,... Vì có thể gây chảy máu cục bộ trực tiếp vết thương hở. Ngoài ra các loại trái cây cứng như ổi, táo,... không nên cắn trực tiếp vì ảnh hưởng tới vùng hàm có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi và ổn định của hình dáng mũi. Thay vào đó, bạn có thể ép lấy nước của những loại quả này để cơ thể hấp thụ.

Ngoài những thực phẩm được liệt kê ở trên, còn có một số thực phẩm khác mà bạn nên tránh như thuốc lá, cà phê, rượu bia, đồ ăn nhanh, thức ăn cay, chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng, nước dừa, nước ngọt,...

Lỡ ăn phải thức ăn cần kiêng thì nên làm gì?

Nhiều trường hợp sau nâng mũi vô tình ăn những thực phẩm cần kiêng. Điều này khiến nhiều người lo lắng không biết có ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi không. Lý giải vấn đề này, các bác sĩ thẩm mỹ cho biết, nếu bạn có một cơ thể khỏe mạnh và nếu chỉ ăn những thực phẩm phải kiêng với lượng nhỏ thì không phải lo lắng vì những dưỡng chất này chưa đủ để gây ra tác động xấu đến vết thương.

Tuy nhiên, nếu bạn có cơ địa xấu, dễ để lại sẹo lồi và lỡ ăn thực phẩm nên tránh thì ngay lập tức ngừng ăn, sau đó bạn hãy đến trung tâm thẩm mỹ đã nâng mũi trước đó để được tư vấn khắc phục kịp thời.

Bên cạnh đó, bạn nên uống nhiều nước hoặc ăn sữa chua, nước nha đam,… để đào thải và làm sạch lượng dinh dưỡng vừa nạp vào cơ thể.

Sau nâng mũi nên ăn gì để vết thương nhanh lành?

Sau khi nâng mũi, để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ, bạn nên ăn những thực phẩm sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, không chỉ tốt cho việc lành vết nhanh chóng mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể. Nhóm trái cây như bưởi, cam quýt, dâu tây, kiwi, việt quất, súp lơ xanh, cải bó xôi, cà chua, cà rốt…
  • Ngoài ăn cơm bạn nên bổ sung thêm các loại hạt, ngũ cốc như ăn đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, yến mạch,… giúp duy trì sức khỏe tố, nâng cao sức đề kháng và nhanh lành vết mổ. 
  • Bất kể nâng mũi hay sau ca phẫu thuật nào bạn cũng bị mất nước. Vì lý do này, bạn cần bù nước trong thời gian dưỡng bệnh. Bạn nên uống từ 2 đến 3 lít nước lọc. Ngoài ra, bổ sung thêm nước ép trái cây mỗi ngày.
Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Nên kiêng những loại thực phẩm nào? 3 Sau khi nâng mũi để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ, bạn nên ăn những thực phẩm giàu vitamin

Tóm lại nâng mũi kiêng ăn bao lâu phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Bên cạnh kiêng khem bao lâu thì nên tránh một số loại thực phẩm để kết quả sau nâng mũi đẹp như mong muốn. Bạn cũng nên lưu ý và hạn chế những hoạt động có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mũi như chạy bộ, chơi thể thao, xông hơi,… trong thời gian đầu để mũi có dáng mũi đẹp nhất và giữ được lâu.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm