Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Nên cho bé ăn phô mai vào thời gian nào trong ngày?

Ngày 20/02/2023
Kích thước chữ

Phô mai là một nguồn thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khoảng thời gian nào trong ngày cho bé ăn phô mai là tốt nhất? Bất cứ thực phẩm dinh dưỡng nào cũng cần có lượng và cách bổ sung thích hợp để cơ thể hấp thu tốt nhất. Mời các mẹ bỉm cùng tham khảo bài viết bên dưới để nắm rõ kiến thức khi kết hợp phô mai cho thực đơn của bé nhé.

Bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ bằng món phô mai sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé. 

Lợi ích sức khỏe của phô mai cho trẻ

Phô mai là một loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng và dễ dàng kết hợp được với nhiều loại thực phẩm khác. Khi bổ sung phô mai vào thực đơn hàng ngày của bé sẽ đem lại một số lợi ích như: 

  • Phô mai giàu canxi, rất cần thiết cho sự phát triển của cơ xương và giúp răng khỏe mạnh. 
  • Phô mai giàu thành phần protein và các dưỡng chất như vitamin D, cần thiết cho việc phát triển cơ thể. 
  • Những người ăn chay có thể sử dụng phô mai cho các bữa ăn vì giàu vitamin B12, protein (thay thế cho thịt).
  • Phô mai chứa nhiều calo, bổ sung nhiều năng lượng cho bé hoạt động cả ngày dài. 
  • Phô mai còn có tác dụng ngừa sâu răng cho bé.

Nên cho bé ăn phô mai vào thời gian nào trong ngày? 1

Phô mai là một loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng

Nên cho bé ăn phô mai vào thời gian nào trong ngày?

Theo như lời khuyên của các bác sĩ dinh dưỡng, mẹ có thể sử dụng phô mai vào các bữa ăn dặm vào thời kỳ còn được 6 tháng tuổi, nhưng nên cho con ăn ít và quan sát phản ứng của con. Nếu phát hiện con có những dấu hiệu lạ khi ăn phô mai như dị ứng, nổi mẩn, nôn mửa,... thì phải ngừng ăn ngay và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. 

Bên cạnh đó, các mẹ nên chọn các loại phô mai dành cho bé trong độ tuổi ăn dặm để đảm bảo hàm lượng chất béo dưới 20%.
Các mẹ nên cho bé ăn phô mai lồng ghép vào các bữa ăn thường ngày. Để tránh bé bị đầy bụng, khó ngủ, mẹ không nên cho bé ăn trước khi đi ngủ.

Những lưu ý cần thực hiện khi cho trẻ ăn phô mai

Phô mai cũng giống như bất kỳ loại thực phẩm khác, khi bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn cần quan sát những dấu hiệu trên cơ thể bé để kiểm tra xem bé có bị dị ứng hay không. 

Quan sát cẩn thận

Phản ứng dị ứng của cơ thể bé sẽ bắt đầu sớm nhất là khoảng 20 phút hoặc sau vài giờ đầu tiên khi trẻ ăn phô mai. Một số dấu hiệu về phản ứng dị ứng có thể xuất hiện như sưng môi, đỏ mắt và mặt, phát ban; còn dấu hiệu về không dung nạp lactose sẽ là các vấn đề về dạ dày, tiêu chảy, co thắt dạ dày. 

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa

Phô mai là một loại thực phẩm tuyệt vời để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, các mẹ có thể thử nghiệm nhiều loại phô mai khác nhau mà trẻ thích. Và điều cần làm là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ khi nào trẻ ăn được phô mai và những loại phô mai là trẻ có thể sử dụng được. 

Nếu bé nhà bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa hoặc bị chàm hay hen suyễn thì bạn cần trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng khoa nhi trước khi cho bé sử dụng. 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng với phô mai, ba mẹ cũng nên bổ sung thêm cho trẻ vitamin và khoáng chất từ các nguồn thực phẩm khác để trẻ ăn ngon miệng, giúp hệ miễn dịch phát triển và tăng sức đề kháng cho bé. 

Nên cho bé ăn phô mai vào thời gian nào trong ngày? 2

Quan sát các dấu hiệu cơ thể của bé khi mới bắt đầu cho bé ăn phô mai

Cách chế biến phô mai cho trẻ

Khi mẹ quyết định bổ sung phô mai vào thực đơn hàng ngày của bé thì nên nhớ chỉ bắt đầu với những loại phô mai có hương vị nhẹ nhàng, vừa ăn. Nếu chọn phô mai có vị đậm thì có thể khiến bé bị khó chịu và không chịu ăn phô mai (kể cả sau này bạn đã đổi vị). Dưới đây là một số cách chế biến phô mai để bắt đầu tập cho trẻ sử dụng phô mai:

  • Phô mai nóng chảy: Sử dụng 1 ít phô mai rồi đun chảy. Sau đó quẹt lên với một chút bánh mì hoặc bánh quy giòn để cho trẻ ăn như một bữa ăn phụ..
  • Cắt phô mai thành từng miếng nhỏ: Đặt lên bàn ăn của trẻ những miếng phô mai nhỏ để trẻ nhặt, đảm bảo các miếng phải có kích thước nhỏ để tránh bị nghẹn.
  • Phô mai kết hợp trộn với rau: Đun chảy phô mai rồi cho lên các loại rau củ thái hạt lựu. 
  • Nấu cháo phô mai: Có thể cho phô mai vào các loại cháo ăn dặm của trẻ như cháo cà rốt, cháo bông cải,...
  • Phô mai kết hợp với trứng: Cho một ít phô mai vào món trứng khi chế biến cho bé.

Cách bảo quản phô mai đảm bảo chất lượng

Để phô mai đảm bảo chất lượng, bạn cần bảo quản chúng một cách cẩn thận:

  • Bảo quản phô mai ở nơi thoáng mát, khô ráo, ở nhiệt độ thường hoặc bỏ trong tủ lạnh vì phô mai có chứa nhiều lợi khuẩn. Nếu để phô mai chung với các thực phẩm khác sẽ dễ ảnh hưởng đến chất lượng của phô mai.
  • Nếu bạn mua với số lượng nhiều và cần bảo quản trong một thời gian dài thì cần bọc chúng cẩn thận bằng túi hút chân không của thực phẩm và để vào ngăn mát của tủ lạnh để phô mai không bị tan ra. Không nên bảo quản trong ngăn đông vì sẽ khiến phô mai mất mùi và giảm chất lượng. 
  • Không nên để phô mai thừa vào túi ni lông vì có thể bị nhiễm độc và không nên để qua đêm.

Nên cho bé ăn phô mai vào thời gian nào trong ngày? 3

Bảo quản phô mai ở nơi thoáng mát ở nhiệt độ thường hoặc bỏ trong tủ lạnh

Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin về món phô mai ăn dặm cho trẻ cũng như biết được nên cho bé ăn phô mai vào thời gian nào để đạt được hiệu quả dinh dưỡng cao. 

Hoàng Trang

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin