Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm cho trẻ?

Ngày 15/07/2022
Kích thước chữ

Cho dù bạn dùng tã giấy hay tã vải, chứng hăm tã vẫn có thể xảy ra với con bạn. Những lúc này nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm, cái nào hiệu quả hơn?

Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da, tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ và bạn cần lưu ý rằng tình trạng hăm tã vẫn có thể xảy ra với bé dù bạn dùng tã dùng một lần hay tã vải. Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm cho trẻ là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì?

Bé có thể bị hăm bất cứ lúc nào trong giai đoạn mặc tã. Đây là tình trạng phát ban dưới dạng mẩn đỏ, có thể tổn thương, sưng tấy hoặc có nốt sần xuất hiện trên mông, đùi và bộ phận sinh dục của trẻ. Da của bé cũng mất đi độ săn chắc khỏe mạnh khi chạm vào.

Nguy cơ phát triển chứng hăm tã của trẻ em thay đổi tùy theo độ tuổi. Trẻ dưới 12 tháng rất dễ bị hăm tã do đi tiểu thường xuyên. Ngoài ra, làn da của trẻ sơ sinh mỏng manh, có độ pH cao hơn và dễ bị kích ứng hơn.

Bé có thể bị hăm tã bất cứ lúc nào

Hăm tã là tình trạng phát ban dưới dạng mẩn đỏ xuất hiện trên mông, đùi và bộ phận sinh dục của trẻ

Biểu hiện hăm tã ở trẻ

Hăm tã có thể khiến bé khó chịu và quấy khóc hơn, đặc biệt là khi chạm vào vùng quấn tã hoặc khi tắm. Giấc ngủ của trẻ cũng có thể bị trằn trọc và không sâu giấc do không được thoải mái.

Nguyên nhân nào gây ra hăm tã cho bé?

Do làn da của bé nhạy cảm

Da trẻ sơ sinh mỏng hơn người lớn rất nhiều nên rất nhạy cảm với các kích thích bên ngoài. Bất cứ thứ gì chạm vào da của bé, từ khăn ướt đến tã, đều có thể gây kích ứng. Một số thành phần trong bột giặt và dầu xả mà mẹ sử dụng để giặt tã cho con cũng có thể gây hăm tã cho trẻ.

Do thức ăn không phù hợp

Nhiều trẻ bắt đầu có dấu hiệu bị hăm tã khi trẻ bước vào quá trình ăn dặm, đặc biệt là sau khi trẻ thử một loại thức ăn mới. Ăn dặm là giai đoạn bé đã làm quen với việc uống nên bé sẽ phải thử nhiều loại thức ăn mới, một số món có thể không phù hợp với cơ thể của bé. Thức ăn mới có khả năng thay đổi thành phần nước tiểu hoặc phân của trẻ, đây là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh.

Do vấn đề vệ sinh

Để da bé tiếp xúc với tã bẩn trong thời gian dài cũng có thể gây ra chứng hăm tã. Môi trường bẩn, ấm và ẩm ướt bên trong tã lót rất thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Làn da bé bị nhạy cảm nên rất dễ bị hăm tã

Do làn da nhạy cảm của bé là một trong những nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ

Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên dùng phấn rôm khi khi trẻ bị hăm, vì có thể làm bít lỗ chân lông. Bạn có thể sử dụng kem chống hăm nhưng trước hết phải đảm bảo da bé sạch và khô.

Nhiều bậc cha mẹ thường thoa phấn rôm sau khi tắm cho trẻ vì họ nghĩ rằng nó làm mát da và ngăn ngừa phát ban nhiệt, hăm tã. Tuy nhiên, so với kem trị hăm tã, phấn rôm có thể khiến da khó thoát ẩm hơn và khiến mẩn ngứa xuất hiện trở lại. Vì vậy, tốt nhất bạn nên sử dụng kem chống hăm thay vì dùng phấn rôm cho bé.

Ngoài việc chú ý sử dụng phấn rôm hay kem chống hăm, mẹ cũng cần lưu ý không dùng chung một loại kem trị hăm cho nhiều bé. Trước khi thoa kem, bạn nhớ để da bé tiếp xúc với không khí và đợi đến khi da bé khô hẳn để bé cảm thấy dễ chịu hơn và vết hăm tã sẽ nhanh lành hơn.

Hăm tã nếu được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng lành lại. Điều quan trọng nhất mẹ cần nhớ là vệ sinh cho bé sạch sẽ, không làm tổn thương và trầy xước da bé.

Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm thì mới tốt

Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm là thắc của nhiều bậc phụ huynh

Cách phòng ngừa hăm tã ở trẻ em

Sau đây là cách phòng ngừa hăm tã ở trẻ mẹ nên tham khảo:

  • Khi thay tã, cần giữ vệ sinh vùng kín của trẻ. Nhớ chỉ rửa nhẹ nhàng và lau khô, không chà xát da bé. Nếu sử dụng tã vải, hãy ngâm tã trong nước sôi sau khi giặt và trước khi lau khô. Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn có trên bề mặt tã.
  • Không nên quấn tã quá chặt vì như vậy sẽ cản trở sự thông thoáng ở vùng hông và gây đầy hơi.
  • Đôi khi, bạn cho bé “để trần”, mà không cần quấn tã hoặc quấn khăn và đặt bé trên một tấm lót dày. Nếu bé đi tiểu hoặc đi tiêu, bạn nên vệ sinh cho bé ngay. Da sạch, khô là yếu tố số một trong việc ngăn ngừa hăm tã cho bé.

Hăm tã ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị. May mắn thay, cha mẹ hoàn toàn có thể ngăn chặn điều này xảy ra với các biện pháp trên.

Khi nào mẹ nên đưa bé bị hăm tã đến bác sĩ?

Đừng quá lo lắng vì hăm tã ở trẻ em là vấn đề rất phổ biến và sẽ nhanh lành nếu cha mẹ biết cách chăm sóc da cho bé đúng cách, đặc biệt là có sự hỗ trợ của kem chống hăm tã dạng dầu. Nếu bé bị hăm tã trong vài ngày và vết ban lan rộng ra ngoài vùng quấn tã, hoặc da bị tổn thương nhiều, lở loét và có sốt hoặc không sốt thì rất có thể bé đã bị nhiễm trùng. Tốt hơn hết, hãy đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ có dấu hiệu nặng hơn hoặc không thuyên giảm.

Nên đưa bé đi khám nếu tình trạng bệnh nặng hơn

Nếu bé bị hăm tã trong vài ngày và vết ban lan rộng ra ngoài vùng quấn tã nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay

Biết được nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm cho trẻ sẽ giúp cha mẹ chăm sóc và điều trị trẻ bị hăm tã tốt hơn. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng hăm tã của con mình và sử dụng các sản phẩm chăm sóc bé phù hợp và hiệu quả hơn.

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin