Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Cách xử lý an toàn và tốt nhất khi bà bầu bị chóng mặt?

Ngày 23/08/2017
Kích thước chữ

Chóng mặt là triệu chứng phổ biến ở các thai phụ xuất hiện do sự tăng giảm huyết áp, thay đổi nhịp tim… Tuy là hiện tượng thường gặp nhưng các bạn cũng không nên

Chóng mặt là triệu chứng phổ biến ở các thai phụ xuất hiện do sự tăng giảm huyết áp, thay đổi nhịp tim… Tuy là hiện tượng thường gặp nhưng các bạn cũng không nên xem thường, bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích khi bà bầu bị chóng mặt bạn nên tham khảo nhằm duy trì sức khỏe tốt nhất trong suốt thai kỳ.

Lý giải nguyên nhân bà bầu bị chóng mặt

Bà bầu bị chóng mặt-01
Sự thay đổi trạng thái tinh thần và cơ chế điều tiết của hormone là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây chóng mặt.

Có khá nhiều nguyên nhân khiến các thai phụ bị chóng mặt, trong đó sự thay đổi trạng thái tinh thần và cơ chế điều tiết của hormone được xem là những nguyên chủ yếu. Cụ thể là hệ thống tim mạch và hệ thống thần kinh liên tục được điều chỉnh, nhịp tim và tốc độ bơm máu sẽ tăng lên khoảng 40-45%. Trong trường hợp này nếu sự điều chính diễn ra không kịp thời thì mẹ bầu sẽ có hiện tượng bị chóng mặt, thậm chí chóng mặt khi nằm ngửa.

Ngoài ra, sự thay đổi tư thế quá nhanh cũng có thể gây tụt huyết áp và dẫn đến hiện tượng bà bầu bị chóng mặt, choáng váng trong giai đoạn thai kỳ.

Bên cạnh đó trong thời gian mang thai nếu mẹ bầu ăn uống thiếu khoa học, không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết thì nguy cơ bị tụt huyết áp, chóng mắt hoặc ngất xỉu là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Tinh thần bất an, hay lo lắng hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường nóng lạnh liên tục cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt ở mẹ bầu.

Những điều nên làm khi bà bầu bị chóng mặt

Bà bầu bị chóng mặt-02
Khi bị chóng mặt nếu đang ở nhà bạn nên nằm nghiêng về một bên để giúp mau lưu thông lên tim và não tốt.

Khi bị chóng mặt các mẹ bầu nên tìm một chỗ để ngồi xuống hoặc tay vịn để tránh bị té ngã. Nếu đang ở nhà bạn nên tìm chỗ nằm và tiến hành nằm nghiêng về một bên để  giúp mau lưu thông lên tim và não tốt, giúp giảm nhanh các triệu chứng chóng mặt. Trong trường hợp chóng mặt kéo dài, âm ỷ hoặc xuất hiện kèm các triệu chứng bất thường khác thì bạn nên đi khám ngay để tránh gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Song song với việc xử lý và khắc phục bạn cũng nên chủ động phòng ngừa bằng việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất và khoa học, uống đủ nước. Bởi uống thiếu nước và khoảng cách giữa các bữa ăn quá cách xa nhau cũng có thể gây chóng mặt ở thai phụ. Theo đó lời khuyên tốt nhất dành cho các mẹ bầu là nên uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày và nên chia nhỏ các bữa ăn. Các bữa ăn cũng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là cần  tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt để phòng tránh bị thiếu máu gây chóng mặt cũng như đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra nếu bạn thường cảm thấy chóng mặt thì cũng có thể dự trữ vài gói bánh quy trong túi xách để hạn chế nguy cơ bị chóng mặt khi đang ở bên ngoài.

Hiện tượng bà bầu bị chóng mặt tuy không quá nguy hiểm nhưng các bạn cũng đừng nên xem thường. Hãy theo dõi sức khỏe thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất và nghỉ ngơi hợp lý để giữ thai kỳ luôn khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin