Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn tốt hơn?

Ngày 10/12/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra khi muốn thay đổi dáng mũi của mình. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm được câu trả lời cho vấn đề này nhé!

Nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bọc sụn là hai phương pháp làm đẹp được nhiều chuyên gia thẩm mỹ khuyên dùng. Vậy nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn? Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn đa chiều về hai kỹ thuật này, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Thế nào là nâng mũi bọc sụn?

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp giúp tạo hình ở phần chóp mũi và nâng cao phần sống mũi bằng sụn tự thân (thường lấy ở sụn sườn, sườn tai,...). Vì thế, sau khi phẫu thuật nâng mũi bọc sụn, bạn sẽ khắc phục được những nhược điểm ở mũi trước đó như: đầu mũi bóng đỏ, lộ sống hoặc sống mũi bị tụt.

Ưu điểm

Thực hiện nâng mũi bọc sụn sẽ mang lại cho bạn những lợi ích sau:

  • Giúp lấy lại vóc dáng mũi nhanh chóng.
  • Khiến mũi trở nên mềm mại và thon gọn hơn.
  • Tương thích tốt với cơ thể.
  • An toàn và ít gây ra biến chứng sau khi thực hiện phẩu thuật.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm trên thì phương pháp này cũng có nhiều hạn chế như:

  • Thời gian duy trì hiệu quả không được lâu.
  • Kỹ thuật thực hiện phức khá phức tạp nên cần bác sĩ giàu kinh nghiệm và có tay nghề cao.
  • Phần sụn được lấy chỉ can thiệp được chủ yếu ở sống và đầu mũi nên cấu trúc mũi không được cải thiện nhiều.
    Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn tốt hơn? 1 Nâng mũi bọc sụn giúp khắc phục những nhược điểm ở mũi

Nâng mũi cấu trúc là gì?

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp tạo hình lại toàn bộ dáng mũi từ phần đầu mũi, sống mũi đến trụ mũi. Điểm khác biệt của nâng mũi cấu trúc so với các loại hình nâng mũi khác là sự kết hợp giữa sụn sinh học và sụn tự thân. Chính điều này sẽ giúp mang đến một dáng mũi chuẩn tỷ lệ vàng, cao thanh thoát nhưng trông vẫn tự nhiên như thật.

Ưu điểm

Phương pháp nâng mũi cấu trúc mang lại kết quả hoàn hảo bởi các ưu điểm:

  • Cải thiện được đáng kể tất cả các khuyết điểm ở mũi.
  • Giúp mũi đẹp tự nhiên, thanh thoát.
  • Đây là phương pháp an toàn và ít để lại sẹo.
  • Độ bền cao, dáng mũi được duy trì ổn định.

Nhược điểm

Tuy vậy nâng mũi cấu trúc cũng có những nhược điểm bạn cần lưu ý:

  • Nâng mũi cấu trúc có khả năng biến dạng và bị lệch cao nếu như bác sĩ thực hiện tay nghề yếu kém, không có kinh nghiệm.
  • Chi phí thực hiện khá đắt đỏ nên không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện.

    Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn tốt hơn? 2 Nâng mũi cấu trúc là tạo hình lại toàn bộ dáng mũi trông thon gọn

Nên chọn nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn?

Hai phương pháp nâng mũi bọc sụn và nâng mũi cấu trúc đều được các chuyên gia thẩm mỹ đánh giá rất cao bởi chúng có thể giúp khắc phục các khuyết điểm của mũi, mang lại dáng mũi đẹp tự nhiên, hài hòa với tỷ lệ gương mặt và tránh nguy cơ bị bóng, đỏ đầu mũi.

Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn còn phụ thuộc vào tình trạng mũi, kinh tế và nhu cầu của mỗi người. Nếu mũi bạn không mắc nhiều khuyết điểm thì có thể thực hiện nâng mũi bọc sụn. Ngược lại, nếu mũi bị chấn thương do tai nạn hoặc bạn mong muốn thay đổi hoàn toàn dáng mũi ban đầu của mình thì nên áp dụng nâng mũi cấu trúc. Nhưng tốt nhất vẫn nên lựa chọn phương pháp theo đánh giá và sự tư vấn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất cũng như phù hợp với bản thân.

Một số lưu ý sau khi nâng mũi để sở hữu dáng mũi đẹp

Bên cạnh đội ngũ bác sĩ, thiết bị và công nghệ hỗ trợ thì chế độ chăm sóc tại nhà đóng vai trò rất lớn trong việc giảm thiểu biến chứng và giúp vết thương nhanh phục hồi sau phẫu thuật. Vậy nên, sau khi nâng mũi bạn nên lưu ý những cách chăm sóc dưới đây:

  • Trong vòng 24 đến 48 giờ đầu tiên, bạn không nên để nước bám vào vết thương. Thay vào đó, bạn chỉ nên lau mặt nhẹ nhàng bằng bông tăm thấm vớinước muối sinh lý giúp sát trùng vết thương để tránh tình trạng mũi bị viêm.
  • Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Duy trì tái khám định kỳ.
  • Ăn nhiều loại trái cây giàu vitamin A, C, E nhằm thúc đẩy vết mổ nhanh lành. Song song đó, bạn nên kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, làm sẹo như thịt gà, thịt bò, rau muống, hải sản, đồ nếp,…
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, hợp khoa học.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ tránh gây ảnh hưởng đến sống mũi.
  • Không nên sờ, chạm vào vị trí nâng mũi.
  • Khi ra ngoài, hãy nhớ mang khẩu trang và sử dụng một số phụ kiện che chắn khác để bảo vệ mũi tốt nhất.

    Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn tốt hơn? 3 Duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt cũng là cách để bảo vệ mũi sau phẫu thuật

Hi vọng rằng, qua bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “ Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn”. Chúc bạn sớm tìm được phương pháp nâng mũi phù hợp với bản thân.

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm