Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sarcoma xương là căn bệnh ác tính, nó tiến triển rất nhanh và làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ em và thanh thiếu niên. Vì vậy, các bác sĩ luôn phải đổi mới về phương pháp điều trị căn bệnh này.
Sarcoma xương nói riêng và ung thư nói chung là những căn bệnh mà đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Vì vậy, rất nhiều nghiên cứu đã được đặt ra, với hy vọng cải thiện được triệu chứng của căn bệnh này ở trẻ em. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua một số thành quả nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia về căn bệnh u xương ác tính nhé!
Nhờ vào sự tiến bộ của y học, nhiều loại thuốc mới đã được phát minh và xem xét đưa vào điều trị nhằm cải thiện hiệu quả của các phương pháp chữa u xương ác tính trước đây.
Thuốc trị liệu miễn dịch có tên Mifamurtide (Mepact) đã được Hiệp hội Thuốc Châu Âu cấp phép ở Châu Âu để điều trị sarcoma xương (u xương ác tính) giai đoạn khu trú tại chỗ. Hiện nay, giai đoạn này vẫn được loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, với những khối u nằm ở những vị trí khó tiếp cận, việc sử dụng thuốc lại giúp khối u teo nhỏ lại mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh. Đây được coi là một liệu pháp miễn dịch, sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của chính bệnh nhân để làm tăng khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại ung thư.
Thuốc Pegylated interferon alpha đã được thêm vào điều trị sau 8 tháng hóa trị tiêu chuẩn. Nghiên cứu này được thực hiện với những bệnh nhân sarcoma xương (u xương ác tính) khu trú tại chỗ hoặc đã di căn đến phổi hoặc xương nhưng có thể được phẫu thuật cắt bỏ. Kết quả là, khối u đã được loại bỏ gần như hoàn toàn sau 10 tuần điều trị hóa trị.
Nhiều loại thuốc mới trong điều trị Sarcoma xương đang được nghiên cứu và phát triển
Sau 10 tháng nghiên cứu, các bác sĩ đã quyết định thêm vào chu trình điều trị loại thuốc có tên etoposide (Toposar, VePesid) và ifosfamide (Ifex). Nghiên cứu này được thực hiện với bệnh nhân có u xương không được loại bỏ hoàn toàn sau 10 tuần hóa trị đầu tiên. Tuy nhiên, theo kết quả của nghiên cứu này, việc thêm các loại thuốc này sau phẫu thuật gây ra nhiều tác dụng phụ hơn và không cải thiện kết quả điều trị. Do đó, phương pháp hóa trị chuyên sâu hơn không được khuyến khích.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng tiến hành kết hợp cisplatin (Platinol), doxorubicin (Adriamycin) và methotrexate liều cao. Phương pháp này cho kết quả tương đối hiệu quả.
Nghiên cứu đã thêm một loại thuốc ổn định xương gọi là axit zoledronic (Zometa) vào hóa trị liệu tiêu chuẩn. Loại thuốc này tuy không có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh nhưng lại làm giảm các tác dụng phụ của hóa trị vô cùng hiệu quả.
Bên cạnh việc chú trọng vào điều trị bệnh tại chỗ, các chuyên gia cũng đang nghiên cứu thêm về những trường hợp ung thư tái phát. Những nghiên cứu này tập trung vào những bệnh nhân có tình trạng ung thư tái phát lần thứ nhất, thứ hai hoặc nhiều lần sau đó; có tái phát tại chỗ hoặc di căn xa như ở phổi, xương hoặc cả hai.
Bệnh ung thư xương hay nói cách khác là u xương ác tính hoàn toàn có thể chữa khỏi trong giai đoạn đầu. Trong khi đó, có đến 80% bệnh nhân phát hiện ung thư xương ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2, khi tế bào ác tính chưa di căn có tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn. Lúc này, tỷ lệ chữa bệnh thành công ở người bệnh khoảng 60 - 80%.
Trong quá trình chữa bệnh, người bệnh cần tuân thủ nghiêm khắc 3 quy tắc sau:
Điều trị Sarcoma xương (u xương ác tính) là một quá trình dài và khó khăn, đòi hỏi cả bệnh nhân và bác sĩ cần hết sức kiên trì. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh xa căn bệnh này là phòng tránh và cho trẻ thăm khám ngay khi phát hiện cơ thể trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Mong rằng bài viết với chủ đề nghiên cứu mới nhất về Sarcoma xương ở trẻ em và thanh thiếu niên đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích.
Thu Trang
Nguồn: Yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.