Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nghiện game là gì và những câu hỏi thường gặp

Ngày 23/11/2022
Kích thước chữ

Game là trò chơi giải trí được nhiều người yêu thích. Nhưng nếu bạn dành quá nhiều thời gian chơi game và để game ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống thường ngày thì bạn đã bị nghiện game. Vậy nghiện game là gì?

Nghiện game là gì? Chơi game như thế nào thì bị coi là nghiện game? Nghiện game có nguy hiểm không? Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) đã công nhận nghiện game là một trong những bệnh tâm thần nguy hiểm cần được điều trị và khắc phục sớm. Chính vì vậy, nếu bạn hoặc người thân của bạn đang bị ảnh hưởng, chi phối quá nhiều bởi các trò game giải trí thì tuyệt đối không thể chủ quan, tránh gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc sau này.

Nghiện game là gì?

Một người thích chơi điện tử không hẳn là nghiện game. Vậy nghiện game là như thế nào? Một người chơi game như thế nào thì bị xem là nghiện?

Giới chuyên môn cho biết, một người bị xem là nghiện game nếu họ có dấu hiệu bị mất kiểm soát do chơi game trong khoảng 12 tháng. Họ dành quá nhiều thời gian cho việc chơi game và dần xa rời cuộc sống sinh hoạt, các mối quan hệ xã hội quanh mình. Điển hình nhất của tình trạng nghiện game chính là sự mất kiểm soát, không thể ngừng chơi game dù nhận thức được điều này đang ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Nghiện game là gì và những câu hỏi thường gặp 1 Nghiện game gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dù không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, nhưng nghiện game lại gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tổ chức Y tế Thế Giới(WHO) thậm chí đã công nhận nghiện game như một dạng rối loạn tâm lý y như chứng trầm cảm. Chính vì vậy, những người có dấu hiệu nghiện game cần được can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.

Biểu hiện thường gặp ở người nghiện game là gì?

Nghiện game là gì? Giống như tất cả các chứng nghiện khác, người bị nghiện game cũng có các dấu hiệu đặc trưng như:

  • Chơi game liên tục khó kiểm soát trong thời gian dài, luôn nhắc về game và các nhân vật trong game.
  • Cảm giác bồn chồn, nóng nảy khi không thể chơi game.
  • Bỏ bê sức khỏe cho việc chơi game như: Thức khuya để chơi, nhịn ăn chơi game,…
  • Nói dối gia đình, bạn bè để chơi game.
  • Chạy trốn thực tại và dành phần lớn thời gian cho việc chơi game.

Ngoài các biểu hiện về cảm xúc xáo trộn khi chơi game, người nghiện game còn xuất hiện các triệu chứng như: Mệt mỏi, nhức mỏi mắt, đau nửa đầu, đau cổ tay do chơi game liên tục, thiếu vệ sinh cá nhân.

Nghiện game là gì và những câu hỏi thường gặp 2 Nghiện game khiến bạn chơi game liên tục.

Nghiện game có nguy hiểm không?

Không phải tự nhiên mà nghiện game được so sánh như tình trạng tâm thần phân liệt. Một người khi quá nghiện game, không thể ngừng chơi game sẽ có dấu hiệu chán nản với cuộc sống thực tại và sa đà vào các trò chơi ảo.

Một số hệ lụy nguy hiểm mà nghiện game gây ra cho người chơi đó là:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe do người nghiện game liên tục chơi game trong thời gian dài, thức khuya, dậy sớm, nhịn ăn, mất ngủ,… vì chơi game.
  • Chơi game thắng - thua cũng khiến người nghiện game mất kiểm soát và hiếu thắng. Họ thậm chí có xu hướng chửi tục và nóng nảy khi thua game.
  • Dễ hình thành các hành vi lệch chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội như: Trộm cắp, cướp giật, lừa gạt, nói dối,..
  • Tâm lý bất ổn khi chơi game khiến người nghiện game xa rời cuộc sống thực tế, thiếu động lực, thiếu cố gắng. Những bất ổn này làm tăng nguy cơ tự kỷ, trầm cảm, rối loạn hoang tưởng.
  • Nghiện game khiến bạn không thể tập trung vào học tập và lao động, dần xa lánh người thân và không muốn giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ xã hội.
  • Thực tế cho thấy, những người nghiện game thường có xu hướng sống cô lập, tách biệt, không muốn kết hôn.
Nghiện game là gì và những câu hỏi thường gặp 3 Nghiện game khiến bạn sống tách biệt với cuộc sống thực tế.

Nên khắc phục chứng nghiện game như thế nào?

Nguyên tắc điều trị nghiện game sẽ bao gồm: Ngừng việc chơi game, sử dụng thuốc và điều trị dự phòng bằng các liệu pháp tâm lý.

Để ngừng được việc chơi game, trước tiên bạn cần xác định được bản thân đã bị nghiện game và cần bỏ game để tập trung vào cuộc sống thực tế. Nếu game không mang đến cho bạn lợi ích ( như các game thủ chuyên nghiệp hay lập trình game) thì cần ngừng chơi game bằng cách tham gia các hoạt động thể chất, tập trung toàn bộ thời gian cho công việc, cho gia đình. Không nên để bản thân có thời gian rảnh rỗi, vì bạn rất dễ sẽ lại bật máy và chơi game.

Nếu không thể chủ động “từ bỏ” game, bạn cần thăm khám và được điều trị bởi chuyên gia. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số loại thuốc hỗ trợ bạn “cai nghiện game” như: Thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm.

Trong suốt quá trình điều trị, người nghiện game luôn cần những người thân yêu đồng hành và khích lệ, động viên để họ nhanh chóng bỏ được game và có một cuộc sống ý nghĩa.

Nghiện game là gì, bạn đã hiểu rõ rồi chứ? Nghiện game không chỉ là vấn đề của cá nhân người bệnh mà còn là vấn nạn của gia đình và toàn xã hội. Nếu chẳng may bạn hoặc người thân yêu của bạn đang nghiện game, thì hãy học cách bỏ game để bản thân sống có ý nghĩa và trách nhiệm hơn với bản thân cũng như với những người thân yêu của mình nhé!

Lại Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin