Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giống như các bệnh thần kinh khác, người bị chấn thương sọ não thường khó phục hồi, diễn biến trong thời gian ngắn và gây ra nhiều di chứng nặng nề. Người bị chấn thương sọ não nên ăn gì để mau hồi phục? Những gợi ý về chế độ dinh dưỡng mà người bị chấn thương sọ não nên ăn sau đây sẽ giúp việc chăm sóc, phục hồi cho người bệnh được hiệu quả hơn.
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật chấn thương sọ não thường mất rất nhiều sức, chính vì vậy cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân để họ hồi phục sức khỏe tốt. Vậy người bị chấn thương sọ não nên ăn gì để mau hồi phục?
Omega-3
Các axit béo omega-3 vốn rất quan trọng đối với tế bào não và có nhiều trong cá, dầu cá, dầu hạt lanh, tảo, quả óc chó... Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2011 đã được đăng tải trên chuyên san Neurosurgery cho thấy bổ sung omega-3 cho những con chuột bị chấn thương não sẽ giúp bảo vệ dây thần kinh khỏi bị hư hại nhiều hơn sau chấn thương. Bổ sung omega-3 rất hữu ích ngay sau khi chấn thương và trong khoảng thời gian dài chờ hồi phục.
Amino Acid
Protein vốn được sử dụng cho sự tăng trưởng, sửa chữa, duy trì chức năng cho hầu như tất cả mô trong cơ thể và được “biên soạn” bởi các amino acid. Các amino acid trong não có liên quan mật thiết trong việc duy trì ở mức bình thường những chất dẫn truyền thần kinh trong não. Nhiều nhà nghiên cứu ở ĐH Y khoa Pennsylvania (Mỹ) đã phát hiện rằng các amino acid như leucine, isoleucine, valine sẽ bảo toàn chức năng nhận thức ở những con chuột bị chấn thương não. Nguồn amino acid dồi dào nhờ vào những protein có ở thịt gà nạc, cá, các loại đậu que, đậu đũa, đậu Hà Lan…
Những loại thực phẩm khác
Bệnh nhân bị chấn thương não cần được cung cấp những khẩu phần ăn nhiều trái cây, rau cải… Tránh những loại thức ăn có chứa chất béo bão hòa, các chất béo hydrogen hóa, thức ăn có chứa nhiều sodium (natri) vì những loại thực phẩm này càng làm tăng tần suất rủi ro bị đột quỵ.
Cũng nên lưu ý rằng bệnh nhân cần ăn những loại thức ăn giàu vitamin và khoáng tố, một vài loại dưỡng chất vô cùng quan trọng cho chức năng của não như choline vốn rất quan trọng cho việc hình thành các chất dẫn truyền thần kinh. Chất dẫn truyền thần kinh là những chất giúp truyền đi tín hiệu ở não. Choline được tìm thấy nhiều ở trứng, đậu phộng…
Nước
Nước rất quan trọng cho những nạn nhân bị chấn thương não. Một nghiên cứu được công bố trong chuyên san Brain Mapping số tháng 1-2011 cho thấy tình trạng mất nước làm thay đổi cấu trúc vật lý của não. Mất nước cũng làm suy yếu chức năng não, làm cho bệnh nhân khó tập trung và cảm thấy chậm chạp. Tuy nhiên, liều lượng nước cần tiêu thụ mỗi ngày cho một bệnh nhân bị chấn thương não cần phải được sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh một thực đơn khoa học bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi não, người bị bệnh về não cũng nên chú ý những loại thực phẩm không nên ăn dưới đây để tránh những tác hại có thể xảy ra với sức khỏe.
Với những người bệnh nặng, trong quá trình chế biến thực phẩm cần lưu ý chế biến thức ăn mềm, nhỏ, dễ nhai, vừa gia vị. Trong một số trường hợp cần ăn qua đường ống, nên bổ sung thêm các loại sữa và nước ép hoa quả để bổ sung năng lượng cho người bệnh. Quá trình chăm sóc người bệnh về não lâu dài và bền bỉ, bên cạnh chế độ dinh dưỡng mà người bệnh về não nên ăn, cần tham khảo bác sĩ các phương pháp vật lý trị liệu để bệnh được phục hồi nhanh nhất.
Sau tai nạn, các bệnh nhân chấn thương sọ não thường lâm vào tình trạng suy nhược thần kinh với các biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, trí nhớ giảm sút… Do đó việc sử dụng các món ăn bài thuốc cũng có vai trò quan trọng để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và khỏe mạnh hơn. Sau đây là một số món ăn bài thuốc cụ thể:
Bài thuốc 1: Hạt sen (cả tâm) 50gr sao vàng, tán bột; long nhãn 30gr; đường phèn vừa đủ; nấu thành chè, chia ăn vài lần trong ngày. Món ăn này có công dụng bổ hư, dưỡng tâm, an thần, dùng cho người bị mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, dễ bị kích động… do biểu hiện của bệnh chấn thương sọ não.
Bài thuốc 2: Chim bồ câu 1 con làm sạch bỏ ruột; long nhãn; long vải; hạt sen; rượu vang mỗi thứ 10gr; kỷ tử 5gr; đường phèn 15gr. Tất cả hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Thuốc có công dụng bổ ngũ tạng, an thần, ích trí, dùng cho người suy nhược cơ thể, hay đau đầu, mất ngủ, trí nhớ giảm sút sau chấn thương sọ não.
Bài thuốc 3: Óc heo 100gr; tỏi 20gr bỏ vỏ thái vụn; gia vị vừa đủ. Tất cả đem hầm cách thủy, khi chín cho thêm chút dầu thực vật, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Kiện não, an thần, ích trí; dùng cho người sau chấn thương bị mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, hay quên, hay mộng mị.
Bài thuốc 4: Đầu cá chép 1 cái; bạch chỉ 6gr; đường đỏ 20gr. Tất cả đem hầm nhừ, lấy nước uống. Dùng cho người tâm thần bất an, hay đau đầu, chóng mặt sau chấn thương sọ não.
Bài thuốc 5: Lá sen 6gr; kim ngân hoa 6gr; vỏ dưa hấu 6gr; hoa đậu ván trắng 6gr; vỏ quả mướp 6gr. Tất cả đem sắc nước uống thay trà trong ngày. Công dụng thanh tâm, an thần định huyễn; dùng cho người hay bị hoa mắt, chóng mặt, có cảm giác nóng trong ngực, nóng lòng bàn tay, bàn chân, đại tiện táo, tiểu tiện vàng đỏ.
Bệnh nhân nên tránh các chất kích thích (như cà phê, trà đặc, rượu, bia, thuốc lá) và các thức ăn khó tiêu. Đồng thời chú ý rèn luyện sức khỏe hợp lý theo thể trạng và vệ sinh cá nhân cũng như giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ mới có thể khỏi bệnh. Bên cạnh đó, người nhà cũng cần có sự kiên nhẫn và tinh thần vững vàng mới có thể chăm sóc người bị chấn thương sọ não một cách bình tĩnh và chu toàn. Chấn thương sọ não là một tai nạn mà không ai muốn nên cả thân nhân và bệnh nhân phải cùng nhau cố gắng thì mới có thể hồi phục hoàn toàn và sống khỏe mạnh về sau.
Nhân Tâm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...