Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mề đay tuy không phải căn bệnh nghiêm trọng nhưng vẫn dẫn đến một số tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh và sinh hoạt hằng ngày. Những triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng phù, phát ban,... luôn tạo cảm giác khó chịu và làm mất thẩm mỹ cho bệnh nhân. Việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng là cần thiết để giúp cải thiện tình trạng bệnh và đề phòng khả năng tái phát.
Các vết mề đay thường gây sưng phù, ngứa ngáy khó chịu. Người bệnh càng gãi thì những nốt sần này càng lan rộng, có thể làm xước da và dẫn đến nhiễm trùng. Vậy người bị nổi mề đay nên kiêng gì để bớt ngứa? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Để hiện tượng nổi mề đay nhanh khỏi và không tiến triển nặng, có một số thói quen bệnh nhân không nên thực hiện khi đang mắc bệnh.
Tình trạng nổi mẩn ngứa khó chịu là triệu chứng phổ biến nhất của nổi mề đay. Cảm giác ngứa ngáy sẽ kích thích bệnh nhân gãi nhiều. Tuy nhiên, hành động này hoàn toàn không làm dịu cơn ngứa mà càng tăng cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên da. Ngoài ra, khi người bệnh gãi quá mạnh, nó còn có thể làm da bị trầy xước, nhiễm khuẩn và khiến tình trạng nổi mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bệnh nhân cần hạn chế cào gãi khi đang mắc mề đay.
Gãi quá mạnh có thể làm da bị trầy xước, nhiễm khuẩn
Mỹ phẩm, đặc biệt là mỹ phẩm hóa học có thể là tác nhân gây dị ứng nổi mề đay do các thành phần chứa trong nó. Nếu mua phải mỹ phẩm kém chất lượng, chất độc hại trong những sản phẩm này có thể gây kích ứng da. Thậm chí, ở những đối tượng có làn da tương đối nhạy cảm, những thành phần dịu nhẹ cũng có thể gây nổi mề đay. Do đó, khi gặp phải tình trạng nổi mề đay, chị em nên dừng sử dụng mỹ phẩm một thời gian cho đến khi tìm được nguyên nhân gây bệnh.
Chất hóa học độc hại trong những mỹ phẩm này có thể gây kích ứng da
Nhiều người cho rằng khi nổi mề đay thì nên kị nước, tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Vào mùa hè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi và tích tụ tế bào chết, nếu làm sạch cơ thể, bã nhờn, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng các nốt mề đay, khiến bệnh trầm trọng hơn. Vì cơ thể đang bị nổi mề đay nên bạn cần phải hết sức cẩn thận khi tắm rửa để không làm tổn thương làn da.
Nhiễm phong là một trong các nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay. Khi gặp gió, hệ miễn dịch sẽ phản ứng điều kiện môi trường và sinh ra chất gây dị ứng, mẩn ngứa. Không những vậy, khi bị nổi mề đay, da của người bệnh đã bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn hơn rất nhiều, vì thế hạn chế tiếp xúc với gió bụi bên ngoài là điều rất cần thiết.
Tuy nhiên, kiêng gió không có nghĩa là bệnh nhân phải ở hoàn toàn trong phòng kín, nếu muốn ra ngoài, người bệnh chỉ cần che chắn cẩn thận để hạn chế tiếp xúc với gió và nắng.
Bệnh nhân nổi mề đay nên che chắn người cẩn thận khi đi ra ngoài
Đây luôn là câu hỏi được đặt ra khi người bệnh xuất hiện mề đay, để bệnh nhanh khỏi và không gây ngứa ngáy quá nhiều, bạn cần tuân thủ một số điều nhỏ bên dưới khi ăn uống:
Người nổi mề đay nên kiêng các thực phẩm chứa quá nhiều đạm
Mề đay ít khi dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe, tuy nhiên những nốt sần đỏ ngứa mọc khắp cơ thể cũng khiến bệnh nhân cảm thấy phiền toái, gây không ít khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và ảnh hưởng thẩm mỹ. Khi bị nổi mề đay, các bạn nên kiêng những thói quen và một số thực phẩm ở trên để bệnh nhanh khỏi cũng như tránh tình trạng tiến triển nặng hơn.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.